1MPa bằng bao nhiêu bar, kgf/cm2, psi, kPa, Pa? Bảng quy đổi giữ các đơn vị đo lường áp lực của hệ SI và các chuẩn khác.
Do thế giới tồn tại rất nhiều chuẩn đo lường khác nhau. Mỗi nước lớn đều tự tạo cho mình một chuẩn đo lường khác, phần còn lại của thế giới sử dụng chung chuẩn đo lường SI. Vì vậy mà giữa các thiết bị sản xuất ở các quốc gia có chuẩn đo lường khác nhau sẽ có thông số khác nhau.
Các đơn vị đo áp lực phổ biến hiện nay gồm: MPa, Pa, kPa, kgf/cm2, psi…
Xem thêm: Tính lưu lượng nước trong đường ống tròn
1MPa= 10 bar
1MPa=10,2 kgf/cm2
1MPa= 145 psi
1MPa= 1.000 kPa
1MPa= 1.000.000 Pa
1bar= 1,02 kgf/cm2
1bar= 14,5 psi
1bar= 0,1 MPa
1bar= 100 kPa
1bar= 100.000 Pa
1kgf/cm2= 0,98 bar
1kgf/cm2= 14,7 psi
1kgf/cm2= 0,098 MPa
1kgf/cm2= 98 kPa
1kgf/cm2= 98.000 Pa
– Tại sao phải viết hoa chữ “P” trong đơn vị đo áp lực hệ đo lường “SI”. Chữ P là viết tắt của được lấy theo tên của Blaise Pascal – một nhà toán học và triết học người Pháp. Do là tên người nên nó bắt buộc phải viết hoa (cái này nhiều người không để ý hoặc không biết)
Pa: Pascal
kPa: ki lô Pascal
MPa: Mega Pascal
– Viết sai đơn vị kgf/cm² thành kg/cm²
Có một thực tế mà tôi thấy rằng rất nhiều người viết sai đơn vị áp lực kgf/cm² thành Kg/cm². Đơn vị đo áp lực là kg lực viết tắt là kgf, chứ không phải kg cân nặng. Do đó nó phải viết đúng là kgf/cm² (Tuyệt đối không được viết là Kg/cm²).
Trong hệ thống đường ống, các yếu tố như áp lực và lưu lượng môi chất là các vấn đề cần biết từ thiết kế cho đến vận hành. Để kiểm soát hệ thống, thay thế và sử dụng môi chất phù hợp hơn, đảm bảo an toàn cho các thiết bị sử dụng. Do vậy việc quy đổi hay tính toán phải chính xác.
Bài viết “1MPa bằng bao nhiêu bar” được biên tập bởi kỹ sư Đinh Phong -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link về bài viết này khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.