Đồng hồ đo nhiệt độ hay còn gọi là nhiệt kế (thermometer) là các loại thiết bị đo nhiệt độ của vật, chất lỏng. Chúng được ứng dụng trong nhiều ngành: y học, thực phẩm, khí tượng, công nghiệp…
Đồng hồ đo nhiệt độ hay còn gọi là nhiệt kế là thiết đo nhiệt độ của vật, chất lỏng (có thể là nhiệt độ nóng hoặc lạnh). Chúng được ứng dụng trong nhiều ngành: y học, thực phẩm, khí tượng, công nghiệp…
Lịch sử của nhiệt kế
Có nhiều tài liệu viện dẫn khác nhau về công lao của người phát minh ra nhiệt kế đầu tiên. Cũng nhiều cuộc tranh luận xảy ra về vấn đề này, rất khó để xác định nó. Nhưng có những thực tế để góp phần định hình nên lịch sử của nhiệt kế đã được con người ghi chép lại một cách chính xác.
Những nguyên lý của nhiệt kế đã được người Hy Lạp biết đến từ rất lâu. Một số tài liệu cho rằng Santorio Santorio vị bác sỹ người Ý là người phát minh ra nhiệt kế đầu tiên vào thế kỷ 15. Chỉ biết rằng vào thế kỷ 17 và 18 thì nhiệt kế được hoàn thiện hơn. Dần đó nó được hoàn chỉnh như ngày nay.
Trước đây chúng ta thường thấy một loại nhiệt kế cổ điển và thường sử dụng là nhiệt kế thủy ngân. Ngày nay đã có nhiều loại nhiệt kế đo nhiệt độ với nguyên lý khác nhau. Nhìn chung loại nhiệt kế điện tử đang thay thế dần các loại nhiệt kế truyền thống. Tuy nhiên nhiệt kế thủy ngân vẫn còn được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia.
2.1 Nhiệt kế chất lỏng
Loại nhiệt kế này thường sử dụng chất lỏng là thủy ngân hoặc rượu Etanol. Thủy ngân là chất lỏng đặc biệt, nó giãn nở thể tích khi nhiệt độ tăng lên. Có hai thang đo nhiệt độ phổ biến là độ F và độ C. Độ F được đặt tên theo nhà vật lý học người Đức Daniel Fahrenheit (1686–1736), người đã chế tạo ra nhiệt kế thủy ngân đầu tiên. Còn độ C được đặt tên theo nhà khoa học người Thụy Điển Anders Celsius (1701–1744).
2.2 Nhiệt kế quay số
Nhiệt kế quay số sẽ giống như một đồng hồ đo. Nó có kim gắn cố định và rải nhiệt độ ghi theo vòng tròn. Vị trí cố định của kim được gắn trên một miếng kim loại cuộn gọi là dải lưỡng kim. Miếng kim loại được thiết kế dạng cuộn, nó dễ mở rộng và uốn cong khi nóng lên. Nhiệt độ càng ra tăng thì dải lưỡng kim càng nở ra và đẩy kim trên thang độ. Nguyên
Khoa học càng phát triển rực rỡ đòi hỏi sự đáp ứng nhanh chóng. Với 2 loại nhiệt kế trên thì thời gian đo đáp ứng khá lâu. Nhưng với nhiệt kế điện tử thì nhiệt độ hiện thị gần như ngay lập tức. Tất nhiên sai số của chúng cũng là vẫn đề đáng quan tâm, nhưng hiện nay sai số của loại này là rất thấp.
Nhiệt kế điện tử hoạt động với nguyên lý khác biệt hoàn toàn với loại thủy ngân và quay số. Nó hoạt động dựa vào điện trở của đầu dò kim loại. Khi kim loại nóng, các nguyên tử bên trong dao động nhiều hơn làm dòng điện khó chạy hơn và điện trở tăng. Ngược lại khi kim loại nguội thì điện trở tăng.
Trong công nghiệp, các quá trình sản xuất cần kiểm soát được nhiệt độ của sản phẩm. Điều đó làm cho sản phẩm đạt chất lượng tốt. Các hệ thống kiểm soát hoạt động có kết nối đồng bộ với nhau. Những dữ liệu về nhiệt độ và áp suất được cập nhật liên tục cũng như chính xác.
Với ngành hơi nước. Đồng hồ nhiệt độ được dùng để đo nhiệt độ hơi nóng tại các vị trí. Có thể là vị trí sau van giảm áp hơi và trước các vị trí gia nhiệt.
Các loại đồng hồ nhiệt độ được sử dụng dưới dạng cảm biến hoặc thân đo trực tiếp. Tùy thuộc vào các lĩnh vực khác nhau mà sử dụng khác nhau. Nhưng cơ bản chúng đều có phần hiện thị: đồng hồ cơ hoặc màn hình LCD. Các loại đồng hồ điện tử có thể tích hợp lấy dữ liệu. Chúng dùng phổ biến trong kiểm soát nước, khí nén, hơi nước bão hòa với các loại sau
Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Phạm Cương – V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.