Chức năng và nhiệm vụ của van bypass trong đường ống chiller, tháp giải nhiệt. Van bypass là loại van gì? Van bypass có chức năng và nhiệm vụ như thế nào đối với đường ống. Đây là loại van như thế nào và có bắt buộc phải sử dụng hay không?
Trong thực tế chúng ta thi thoảng được nghe cụm từ “Van bypass”. Nhất là đối với các kỹ thuật viên trong các nhà máy, tòa nhà có vận hành các đường ống. Có người nói nó phải là van cầu, người khác nói nó phải là van cửa mới đúng… Vài cuộc tranh luận như thế xảy ra trên diễn đàn cơ điện HVAC. Hôm nay V2P xin tổng hợp lại nội dung về van bypass cho quý bạn đọc tham khảo.
Trước tiên cụm từ “bypass” được hiểu là đường vòng, đường tránh, đường dự phòng. Vậy van bypass là van trên đường tránh, đường vòng. Van bypass có thể là bất kỳ loại van nào như: van bướm, van cửa, van cầu, van xiên… Không có bất kỳ quy định nào bắt buộc bạn phải dùng một loại van nào đó làm van bypass cả.
Trong một hệ thống đường ống có rất nhiều loại van. Nó có thể là van cầu, van cửa, van điều khiển, van giảm áp, van bướm, lọc Y… Nhưng tại sao ta phải là đường bypass vào thêm cơ chứ? Đơn giản là vì các loại van trên đường ống được chia làm 2 loại, bao gồm:
– Van phụ trợ: van một chiều, van bướm, van cửa, lọc Y…
– Van chính: van điều khiển ON/OFF, van cầu hơi, van giảm áp, van tuyến tính, bẫy hơi…
Với các van chính được dùng để kiểm soát, điều tiết lưu lượng của môi chất. Để không ảnh hưởng hệ thống trong quá trình sửa chữa những van trên, người ta sẽ lắp thêm đường van bypass. Khi van chính bị hư hỏng cần sửa chữa, thay thế thì người ta sẽ mở van trên đường bypass để cho môi chất tiếp tục đi qua. Tùy thuộc vào môi chất, loại van chính mà chúng ta sẽ lựa chọn van bypass là loại gì.
VD: với van chính là cụm van giảm áp hơi nóng thì ta chọn van lắp trên đường bypass là van cầu. Phải chọn van cầu mà không chọn van cửa hay van bướm là có lý do. Bởi vì van cầu có thể điều tiết được lưu lượng, áp suất tốt hơn van cửa và van bướm.
Van bypass cho đường ống chiller, tháp giải nhiệt
Sau khi đọc những phần trên tôi tin chắc bạn nên chọn van gì cho được bypass rồi đấy. Với van chính điều khiển, kiểm soát lưu lượng, nhiệt độ thì tốt nhất là lắp thêm một van tương tự trên đường bypass. Nếu tiết kiệm chi phí có thể chuyển xuống van cầu hoặc van bi.
Như đã trình bày ở phần trên, đường bypass là đường vòng của những loại van chính. Do đó nó có chức năng giúp cho môi chất luôn được lưu chuyển trong đường ống. Tùy thuộc vào môi chất, loại van chính mà chúng ta sẽ lựa chọn van bypass là loại gì. Có thể đơn giản chỉ dùng để cho môi chất đi qua. Hoặc phức tạp hơn là điều tiết lưu lượng hay áp suất.
Tuy không thể hoàn chỉnh được như van chính nhưng cũng phần nào giúp cho hệ thống vẫn hoạt động. Trong một số trường hợp có thể lắp van bypass giống như van chính luôn. Như vậy bypass có mang nhiệm vụ dự phòng thay thế tương tự.
Ví dụ: như van chính là giảm áp, thì van bypass cũng là giảm áp.
Có bắt buộc phải lắp van bypass?
Nếu bạn hiểu được tầm quan trọng của bypass thì tôi tin chắc là bạn sẽ không hỏi câu hỏi này. Đường bypass nói chung rất quan trọng trong việc xử lý hư hỏng của van chính. Nó giúp cho hệ thống vẫn hoạt động được mà không phải dừng lại.
Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Đinh Phong -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.