Sự bay hơi là gì? Sự ngưng tự là gì?

Thế nào là sự bay hơi và sự bay hơi diễn ra như thế nào, sự ngưng tụ là gì? Thế nào là sự sôi? Quá trình xảy ra sự bay hơi và sự ngưng tụ

 

 

Trong quá trình học tại cấp 2, chúng ta sẽ được làm quen với “sự bay hơi”, “sự ngưng tụ”, “sự sôi”. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản này trước khi chúng ta tìm hiểu về Hơi nước là gìhơi nước bão hòa là gì?

 

1- Sự bay hơi là gì?

Sự bay hơi là một quá trình chuyển đổi từ thể lỏng sang thể khí. Và nó chỉ diễn ra tại bề mặt của chất lỏng.

Sự bay hơi phụ thuộc các yếu tố như:

– Nhiệt độ: càng cao thì sự bay hơi diễn ra càng nhanh và ngược lại

– Áp suất: áp suất càng cao thì sự bay hơi diễn ra càng nhanh và ngược lại

– Bề mặt: Diện tích bề mặt càng lớn sự bay hơi diễn ra càng nhanh và ngược lại

– Khối lượng riêng của chất lỏng: Khối lượng riêng càng nhỏ thì sự bay hơi càng nhanh và ngược lại khối lượng riêng càng nặng thì bay hơi càng chậm

 

Ví dụ: Bạn đặt cốc nước ra giữa trời nắng và sau khoảng 2-3 giờ sau bạn sẽ thấy thể tích nước mất đi, nước mất đi do quá trình của sự bay hơi vì nhiệt độ tăng cao.

 

2- Sự ngưng tụ là gì?

Sự ngưng tụ là quá trình chuyển đổi từ thể khí sang thể lỏng và thể rắn. Nó là quá trình ngược lại của sự bay hơi mà người ta gọi là vòng tuần hoàn hơi.

Các yếu tố ảnh hưởng của sự ngưng tụ hoàn toàn ngược lại với sự bay hơi:

– Nhiệt độ: nhiệt độ càng thấp sự ngưng tụ càng nhanh

– Áp suất: áp suất càng thấp sự ngưng tụ càng nhanh

 

sự ngưng tụ của bay hơi

 

Ví dụ: Khi trời nắng, nhiệt độ tăng làm cho nước bay hơi, hơi nước bay lơ lửng trên bầu trong khí khi gặp nhiệt độ lạnh của các đám may sẽ ngưng tụ thành các giọt nước. Khi giọt nước trở nên nặng nó sẽ rơi xuống và tạo ra hiện tượng mưa.

 

3- Sự sôi là gì?

Là quá trình chuyển hóa từ thể lỏng sang thể khí, nó xảy ra cả ở bề mặt và trong chất lỏng. Có thể nói sự sôi là quá trình ở giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ. Khi nhiệt độ tăng cao đến mức độ nhất định thì xảy ra sự sối, sự sôi là chất lỏng chuyển hóa thành khí, khí lơ lửng gặp nhiệt độ thấp và áp suất thấp chuyển hóa thành chất lỏng.

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Đinh Phong -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép nội dung từ đây. Cảm ơn

error: Content is protected !!