Kiểm tra và bảo trì van cầu – van tay vặn

Cùng V2P tìm hiểu hướng dẫn lắp đặt van cầu. Cũng như cách kiểm tra và bảo trì van cầu – van tay vặn- van hơi trong hệ thống đường ống.

 

 

1- Cách lắp đặt van cầu

Tùy vào kết nối ren hay nối bích mà chúng ta kết nối van cầu vào đường ống theo cách khác nhau. Nhưng chúng ta cần lưu ý lắp van cùng chiều với dòng chảy của môi chất. Chiều của van được ký hiệu trên thân van và thường được ký hiệu bằng hướng mũi tên. Việc lắp van ngược chiều dòng chảy của môi chất sẽ gây phá vỡ đĩa van và gây rò rỉ van.

 

2- Kiểm tra tình trạng van cầu – van tay vặn

Khi hệ thống đường ống hoạt động việc kiểm tra tình trạng van giúp ta nhanh chóng khắc phục sớm các vấn đề phát sinh. Mục đích đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định, từ đó giúp nhà máy tiết kiệm chi phí.

Do tại nhà máy thường không có các thiết bị kiểm tra chuyên dụng cho van. Nên chúng ta sẽ kiểm tra tình trạng van một cách thủ công thông qua quan sát mắt thường để dễ dàng nhận biết các dấu hiệu hư hỏng của van.

– Van bị xì: môi chất bị xì hoặc nhỏ ra ngoài qua hướng ty van, do van bị rách hoặc hư lớp làm kín. Có thể do sử dụng sai loại van hoặc chất liệu làm kín không đáp ứng được môi chất. Cũng có thể do cặn trong đường ống làm rách làm làm kín.

– Tay van kẹt cứng không quay được: Có thể do bụi và cặn gây ra kẹt

– Tay van quay lên xuống nhẹ nhàng nhưng môi chất vẫn chảy bình thường qua van. Tình trạng này có thể van bị phá vỡ đĩa van do hiện tượng thủy kích.

 

 

3- Bảo trì, bảo dưỡng van cầu – van tay vặn

Quá trình hoạt động ngoài việc kiểm tra tình trạng van chúng ta phải bảo trì bảo dưỡng van. Nói như vậy thì có vẻ hơi quá nhưng thực tế việc bảo trì bảo dưỡng van tay vặn ít được các kỹ thuật nhà máy quan tâm. Trong những lần đi tham quan các nhà máy, chúng tôi thường khuyến cáo bảo dưỡng van một cách thường xuyên. 

Trong các nhà máy sản xuất như gỗ, dệt, TACN… một lượng bụi lớn bám lên van và đường ống. Nó lọt van van qua các kẽ hở gây nên các tình trạng kẹt tay quay của van, bụi kéo vào van qua ty van gây rách hay hư lớp làm kín tạo nên tình trạng xì môi chất ra ngoài. Do vậy thường xuyên vệ sinh van hàng tuần để đảm bảo bụi được loại bỏ.

 

Ngoài ra việc cặn trong đường ống cũng là nguyên nhân gây rách lớp làm kín của van. Do đó cần lắp thêm lọc Y trên các đường ống và lựa chọn van tay vặn có lớp làm kín phù hợp môi chất. Như vậy hạn chế các rủi ro và gia tăng tuổi thọ của van.

 

 

Kết luận:

Việc sử dụng van tay vặn không phù hợp với môi chất cũng làm cho van nhanh chóng bị hư hỏng. Hay việc sử dụng van cầu từ những thương hiệu không đảm bảo độ tin cậy cũng là nguyên nhân làm cho van sớm hư hỏng. Việc thay thế van cầu của hãng này bằng một hãng khác chưa chắc làm giải quyết được vấn đề. Nó có thể sẽ sớm hư hỏng như cũ. Việc cần quan tâm là tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục nó

 

 

4- Tham khảo giá các loại van cầu cho hơi nóng và dầu nóng

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn

bao tri van cau bao tri van cau_1

 

Bài viết “Kiểm tra và bảo trì van cầu” được biên tập bởi kỹ sư Hữu Mạnh -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi sao chép nội dung từ đây. Cảm ơn

error: Content is protected !!