Khác biệt giữa Swing check valve và RSFC check valve

Khác biệt giữa dòng van một chiều Swing check valve và RSFC check valve. Chúng khác nhau điều gì và được dùng cho ứng dụng gì?

 

 

Như chúng ta đã biết ở bài viết giới thiệu về van một chiều ở bài viết trước đây của V2P. Tuy nhiên V2P không đề cập đến dòng van một chiều RSFC này. RSFC check valve vẫn được coi là thuộc dòng van swing check valve nên chúng tôi đã không đề cập đến.

Vậy RSFC Check Valve là gì?

RSFC Check Valve (Reverse Free Flow Check Valve) là van một chiều dạng xoay được sử dụng cho ứng dụng nước. Vì bề ngoài giống dạng yên ngựa nên nó cũng được gọi là van một chiều yên ngựa. Van một chiều RSFC vẫn được coi là một nhánh của dòng van một chiều lá lật (Swing check valve). Tuy nhiên nó có nhiều cập nhật cải tiến hơn để đáp ứng cho ứng dụng nước và chất lỏng.

 

Khác biệt giữa Swing check valve và RSFC check valve

Cả hai tuy được coi như cùng dòng van một chiều lá lật tuy nhiên nó vẫn có chút khác biệt. Một số cải tiến đã được áp dụng để tạo nên một sản phẩm hoàn toàn ưu việt. 

khác biệt giữa swing check valve và RSFC check valve

Do cùng là dòng một chiều là lật nên cả hai đều sử dụng lá lật. Tuy nhiên RSFC có thiết kế thân van khác và góc đặt lá lật cũng khác hơn. Góc mở của dòng van một lá lật truyền thống (swing check valve) là từ 80° ~ 90°. Với góc mở rất rộng nhưng thực tế khi sử dụng lá lật lại hay rung va chạm vào thành phía trên. Điều đó sẽ gây nên tiếng ồn trong đường ống, diện tích dòng chảy thu hẹp hơn. Trong khi dòng một chiều RSFC có thân van làm khác biệt, đĩa lá lật được bố trí góc đặt khác. Ở góc mở 35° nhìn thì nhỏ nhưng thực tế đĩa lá lật ít bị rung va đập, trong khi diện tích dòng chảy vẫn đạt 100%. 

Như vậy dòng một chiều RSFC ưu việt hơn rất nhiều so với van một chiều lá lật truyền thống.

 

Ứng dụng của Swing check valve và RSFC check valve

Cả hai đều được sử dụng nhiều cho ứng dụng của nước, chất lỏng. Cả hai được dùng nhiều cho đường ống nước sạch, nước thải. Ngoài ra cũng dùng cho các môi chất dạng lỏng khác.

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Đức Phú – V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

error: Content is protected !!