Van giảm áp là gì – Van điều áp là gì?

Chúng ta đã tìm hiểu van an toàn ở bài viết trước, bây giờ chúng tôi giới thiệu về van giảm áp. Chắc nhiều người cũng thắc mắc Van giảm áp là gì? van điều áp là gì? Pressure reducing valve là gì? Van điều chỉnh – điều tiết áp suất là gì?

 

 

1- Định nghĩa Van điều áp là gì – Van giảm áp là gì?

Van giảm áp là loại van điều chỉnh áp suất đầu ra theo một mức yêu cầu nhất đinh. Với áp suất đầu ra luôn nhỏ hơn áp suất đầu vào. Nó còn gọi với các tên khác nhau như van điều áp, van ổn áp (Pressure Reducing Valve).

 

Một số tài liệu kỹ thuật hoặc bản vẽ viết tắt là PRV. Bạn đọc để rõ xin vui lòng đọc tham khảo bài viết của tôi về PRV là gì nhé?

 

Tham khảo bài viết: Van giảm áp và những hư hỏng thường gặp

Tham khảo bài viết: Những điều về van giảm áp

 

Ký hiệu của van giảm áp – van điều áp trong bản vẽ kỹ thuật:

ky hieu van giam ap

 

 

Nguyên lý hoạt động của van giảm áp

 

2- Tác dụng của van giảm áp – van điều áp là gì?

Mỗi một thiết bị sản xuất hay đường ống được thiết kế sử dụng ở một áp suất nhất định. Việc sử dụng van giảm áp – điều áp với mục đích ổn định áp suất cho thiết bị. Tránh cho thiết bị khỏi hư hỏng khi tăng áp suất đột biến như phía trước van giảm áp.

Van giảm áp – van điều áp có tác dụng giảm áp suất về mức nhất định. Để đầu ra luôn ổn định ở áp suất đó, sử dụng cho mục đích sản xuất hay vận chuyển phù hợp. Nói như vậy không phải là nó như van an toàn. Van an toàn là bảo vệ khỏi sự quá áp suất, còn van giảm áp là ổn định áp suất đầu ra.

 

VD: Tòa nhà chung cư cao 10 tầng và bồn chứa nước được đặt trên mái tòa nhà. Các tầng gần mái sử dụng nước sẽ thấy áp suất nước từ vòi vừa phải. Nhưng các tầng dưới cùng như tầng 1-5 sẽ thấy áp suất nước rất lớn. Do đó người ta sẽ lắp đặt van giảm áp ở các tầng và điều chỉnh áp suất đầu ra cho phù hợp để sử dụng.

 

 

3- Phân loại van giảm áp

Van giảm áp – van điều áp được chia làm 2 loại dựa vào nguyên lý hoạt động của chúng. Nó bao gồm:

– Van điều áp trực tiếp: Là loại van tác động trực tiếp áp suất đầu ra cửa van thông qua núm điều chỉnh trên thân van.

– Van điều áp gián tiếp: Là loại van điều chỉnh áp suất thông qua 2 van chính và van phụ. Loại này thường sử dụng màng van.

 

Cách nhận biết dễ nhất là dựa vào hình dáng van. Van trực tiếp có thân nhỏ gọn, áp suất sử dụng thấp dưới 16bar. Van gián tiếp có đít van to (mông to như hot girl), áp suất sử dụng cao từ 0-100bar.

 

4- Cụm van giảm áp – van điều áp dành cho hệ hơi nóng

Một cụm van giảm áp cho hơi nóng cơ bản gồm:

– Van giảm áp- van điều áp hơi

– Bộ lọc Y

– Bộ lọc tách nước

– đường bypass

– 2 van cầu trước và sau van giảm áp

 

Thứ tự lắp như sau: Van cầu -> Lọc Y -> Bộ lọc tách nước -> van giảm áp -> van cầu

Tại sao cần lắp bộ lọc tách nước trước van giảm áp. Có cần thiết lắp bộ lọc tách nước trước van điều áp hay không? Câu trả lời là có nhé. Tại vì nước sẽ dễ làm kẹt và gây hư hỏng cho đĩa van điều áp. Nhưng nếu không lắp thì van cũng vẫn hoạt động nhưng tuổi thọ không bằng lắp thêm bộ tách nước.

 

cụm van điều áp

 

 

van điều áp hơi nóng là gì Van giảm áp hơi ACE

– Xuất xứ: Hàn Quốc

– Nhiệt độ tối đa: 220°C

– Áp suất đầu vào: 0-16bar

– Áp suất đầu ra: 0.5 – 9bar

– Size: DN15 – DN200

– Dùng: hơi nóng (steam)

Xem chi tiết

Van giảm áp hơi dạng màng PN16

– Xuất xứ: Hàn Quốc

– Nhiệt độ tối đa: 220°C

– Áp suất đầu vào: 0.2 – 16bar

– Áp suất đầu ra: 1 – 14bar

– Size: DN15 – DN200

Nối bích: PN16

– Dùng: hơi nóng (steam)

Xem chi tiết

van giảm áp hơi nóng là gì Van giảm áp hơi nối ren Yoshitake

– Xuất xứ: Nhật Bản, Thái Lan

– Nhiệt độ tối đa: 220°C

– Áp suất đầu vào: 0.2 – 10bar

– Áp suất đầu ra: 0.2 – 9.5bar

– Size: DN15, DN20, DN25

– Dùng: hơi nóng (steam)

Xem chi tiết

van điều áp nước nóng là gì Van giảm áp nước nóng Yoshitake

– Xuất xứ: Nhật Bản, Thái Lan

– Nhiệt độ tối đa: 80°C

– Áp suất đầu vào: 2-16bar

– Áp suất đầu ra: 0.5 – 5.5bar

– Size: DN15 – DN50

– Ứng dụng: cho nước nóng, nước lạnh

Xem chi tiết

 

 

Bài viết được biên tập bởi các kỹ sư Phạm Cương – V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép nội dung từ đây. Cảm ơn

error: Content is protected !!