Van rũ bụi là gì? Nó là loại van quan trọng trong hệ thống lọc bụi. Van rũ bụi (giũ bụi) còn gọi là van nổ giúp xả bụi ra khỏi hệ thống lọc nhanh chóng. 

 

1. Van rũ bụi (giũ bụi) là gì?

Van giũ bụi (Pulse valve) là loại van điện từ xung có cấu tạo khác biệt thường được dùng cho hệ thống xử lý bụi. Nó còn được gọi là van nổ, van bụi. 

Trong các nhà máy công nghiệp việc lọc bụi trong không khí trước khi xả thải ra môi trường là cần thiết. Các thiết bị lọc thường có như bồn thu, túi lọc bụi. Để đảm bảo cho không khí lưu thông liên tục thì túi lọc bụi, giàn giữ bụi cần được vệ sinh liên tục. Lúc này người ta sử dụng van rũ bụi được lắp trên hệ thống trên. Nhiệm vụ của nó là tạo ra xung, áp lực giúp bụi rũ ra khỏi túi từ đó không khí mới lưu thông được.

Đặc biệt trong các nhà máy gỗ, bột cá hay nhà máy TACN phát thải ra lượng lớn bụi khi sản xuất. Bụi được hút vào đường ống, sau đó đi qua túi lọc và bị giữ lại. Vì các hạt bụi sẽ nhanh chóng làm bít hết túi lọc mà do đó nhờ van rũ bụi tạo nên một luồng khí xung kích để các hạt bụi rơi ra khỏi túi xuống vị trí thu hồi.

 

 

Như video trên ta có thể thấy, van tạo ra luồng không khí áp suất cao thổi vào túi lọc. Điều này tạo nên sóng xung kích truyền vào túi bụi làm túi giãn ra và các hạt bụi tích tụ xung quanh rơi xuống dưới. 

Khi đầu điện từ được cấp điện. Không khí mắc kẹt ở trên màng của van sẽ nhanh chóng thoát ra tạo nên chênh áp cao. Qua đó màng ngăn được mở ra đột ngột (vì vậy mà nhiều người gọi là van nổ). Khi đầu điện từ bị ngắt điện. Không khí thoát ra ngoài qua một lỗ tới phía trên màng van để cân bằng áp suất và van đóng.

 

2. Các loại van rũ bụi

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại van giũ bụi từ nhiều nhà sản xuất. Chúng đều có nguyên lý hoạt động giống như nhau mà thôi. Về cơ bản thì có thể phân loại chúng theo dạng nối ren và nối bích. Dù là loại gì thì khi lựa chọn mua van nổ (van giũ bụi) thì bạn cần quan tâm tới:

– Thể tích bồn chứa -> kích thước size van

– Áp suất bồn chứa -> áp suất van

– Thời gian xung điện: thời gian được cấp điện

– Tổng độ dài xung (pluse): khoảng thời gian từ van mở đến lúc đóng

– Áp suất đỉnh: áp suất lớn nhất tại đường ống khí tạo ra sóng xung kích

– Thể tích xung: thể tích khí đi qua van mỗi xung

van rũ bui, van nổ, van giũ bụi

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Mạnh Tuấn – V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Đồng hồ đo nhiệt độ hay còn gọi là nhiệt kế (thermometer) là các loại thiết bị đo nhiệt độ của vật, chất lỏng. Chúng được ứng dụng trong nhiều ngành: y học, thực phẩm, khí tượng, công nghiệp…

 

1. Đồng hồ đo nhiệt độ, nhiệt kế là gì?

Đồng hồ đo nhiệt độ hay còn gọi là nhiệt kế là thiết đo nhiệt độ của vật, chất lỏng (có thể là nhiệt độ nóng hoặc lạnh). Chúng được ứng dụng trong nhiều ngành: y học, thực phẩm, khí tượng, công nghiệp…

 

Lịch sử của nhiệt kế

Có nhiều tài liệu viện dẫn khác nhau về công lao của người phát minh ra nhiệt kế đầu tiên. Cũng nhiều cuộc tranh luận xảy ra về vấn đề này, rất khó để xác định nó. Nhưng có những thực tế để góp phần định hình nên lịch sử của nhiệt kế đã được con người ghi chép lại một cách chính xác.

Những nguyên lý của nhiệt kế đã được người Hy Lạp biết đến từ rất lâu. Một số tài liệu cho rằng Santorio Santorio vị bác sỹ người Ý là người phát minh ra nhiệt kế đầu tiên vào thế kỷ 15. Chỉ biết rằng vào thế kỷ 17 và 18 thì nhiệt kế được hoàn thiện hơn. Dần đó nó được hoàn chỉnh như ngày nay.

 

2. Các loại nhiệt kế

Trước đây chúng ta thường thấy một loại nhiệt kế cổ điển và thường sử dụng là nhiệt kế thủy ngân. Ngày nay đã có nhiều loại nhiệt kế đo nhiệt độ với nguyên lý khác nhau. Nhìn chung loại nhiệt kế điện tử đang thay thế dần các loại nhiệt kế truyền thống. Tuy nhiên nhiệt kế thủy ngân vẫn còn được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia.

2.1 Nhiệt kế chất lỏng

Loại nhiệt kế này thường sử dụng chất lỏng là thủy ngân hoặc rượu Etanol. Thủy ngân là chất lỏng đặc biệt, nó giãn nở thể tích khi nhiệt độ tăng lên. Có hai thang đo nhiệt độ phổ biến là độ F và độ C. Độ F được đặt tên theo nhà vật lý học người Đức Daniel Fahrenheit (1686–1736), người đã chế tạo ra nhiệt kế thủy ngân đầu tiên. Còn độ C được đặt tên theo nhà khoa học người Thụy Điển Anders Celsius (1701–1744).

2.2 Nhiệt kế quay số

Nhiệt kế quay số sẽ giống như một đồng hồ đo. Nó có kim gắn cố định và rải nhiệt độ ghi theo vòng tròn. Vị trí cố định của kim được gắn trên một miếng kim loại cuộn gọi là dải lưỡng kim. Miếng kim loại được thiết kế dạng cuộn, nó dễ mở rộng và uốn cong khi nóng lên. Nhiệt độ càng ra tăng thì dải lưỡng kim càng nở ra và đẩy kim trên thang độ. Nguyên 

 

2.3 Nhiệt kế điện tử

Khoa học càng phát triển rực rỡ đòi hỏi sự đáp ứng nhanh chóng. Với 2 loại nhiệt kế trên thì thời gian đo đáp ứng khá lâu. Nhưng với nhiệt kế điện tử thì nhiệt độ hiện thị gần như ngay lập tức. Tất nhiên sai số của chúng cũng là vẫn đề đáng quan tâm, nhưng hiện nay sai số của loại này là rất thấp. 

Nhiệt kế điện tử hoạt động với nguyên lý khác biệt hoàn toàn với loại thủy ngân và quay số. Nó hoạt động dựa vào điện trở của đầu dò kim loại. Khi kim loại nóng, các nguyên tử bên trong dao động nhiều hơn làm dòng điện khó chạy hơn và điện trở tăng. Ngược lại khi kim loại nguội thì điện trở tăng. 

dong ho do nhiet ke dien tu

 

3. Sử dụng đồng hồ đo nhiệt độ trong công nghiệp

Trong công nghiệp, các quá trình sản xuất cần kiểm soát được nhiệt độ của sản phẩm. Điều đó làm cho sản phẩm đạt chất lượng tốt. Các hệ thống kiểm soát hoạt động có kết nối đồng bộ với nhau. Những dữ liệu về nhiệt độ và áp suất được cập nhật liên tục cũng như chính xác.

Với ngành hơi nước. Đồng hồ nhiệt độ được dùng để đo nhiệt độ hơi nóng tại các vị trí. Có thể là vị trí sau van giảm áp hơi và trước các vị trí gia nhiệt. 

Các loại đồng hồ nhiệt độ được sử dụng dưới dạng cảm biến hoặc thân đo trực tiếp. Tùy thuộc vào các lĩnh vực khác nhau mà sử dụng khác nhau. Nhưng cơ bản chúng đều có phần hiện thị: đồng hồ cơ hoặc màn hình LCD. Các loại đồng hồ điện tử có thể tích hợp lấy dữ liệu. Chúng dùng phổ biến trong kiểm soát nước, khí nén, hơi nước bão hòa với các loại sau

đồng hồ đo nhiệt độ Kins konics KTD-21 Đồng hồ đo nhiệt độ KINS KONICS SS-4064

 

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Phạm Cương – V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Tìm hiểu về CO và CQ là gì? Chúng là những loại giấy tờ cần thiết trong việc khai báo hàng nhập khẩu cũng như chứng minh được đó là hàng hóa nhập khẩu. CO và CQ được những đơn vị có thẩm quyền nào cấp. Chúng được sử dụng để làm gì?

 

1. CO và CQ là giấy tờ gì?

CO (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận về xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa do phòng thương mại nước xuất khẩu cung cấp. Có nhiều mẫu CO khác nhau tại các quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực kinh tế chung. Nhưng tất cả đều thể hiện nội dung về đơn vị xuất khẩu, đơn vị nhập khẩu, quốc gia xuất và nhập khẩu, tên hàng hóa. CO được được dùng để nộp kèm trong khai báo hải quan khi nhập khẩu. Có thể không cần CO cũng vẫn khai báo nhập khẩu bình thường. 

Do Việt Nam ký các hiệp định thương mại với các quốc gia và vùng lãnh thổ về ưu đãi thuế quan. Do vậy một số mẫu CO đó sẽ phải chuyển sang CO theo form ký kết để được hưởng ưu đãi về thuế quan lúc nhập khẩu.

– CO form E: với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc

– CO form AK, KV: với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc 

– CO form AJ, VJ: với hàng hóa xuất xứ từ Nhật Bản

– CO form EUR1: với hàng hóa xuất xứ từ các nước khu vực liên minh chung Châu Âu EU

– CO form S: với hàng hóa từ Cambodia, Lào

– CO form AI: với hàng hóa xuất xứ từ Ấn Độ

– CO form D: với hàng hóa từ các nước Asean

– CO form VC: với hàng hóa từ Chile

 co cq là gì

VD: Mẫu CO nhập khẩu van bướm từ Singapore

1.2 CQ là gì?

CQ (Certificate of Quality) là giấy chứng nhận chất lượng. Giấy này sẽ do nhà sản xuất cung cấp cho người mua. Một số quốc gia hoặc một số công ty có thể sử dụng bản test report để thay thế. Nhìn chung CQ không có nhiều ý nghĩa về mặt pháp lý. Nhiều công ty tại Châu Âu sẽ tách riêng những chi phí về những bản test chất lượng. Sẽ có bên thứ 3 đứng ra kiểm định chất lượng của sản phẩm. Chi phí tùy thuộc hàng hóa và dịch vụ do bên thứ 3 cung cấp.

 

2. CO CQ dùng để làm gì?

CO được dùng để khai báo hải quan khi nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế quan. Ngoài ra CO cũng là giấy tờ để chứng minh được hàng hóa xuất xứ từ đâu, chúng được nhập khẩu chính ngạch hay không. Đặc biệt trong các dự án có hàng hóa nhập khẩu thì người mua thường yêu cầu người bán phải cung cấp được CO. Thông thường đơn vị xuất khẩu sẽ cung cấp miễn phí CO cho đơn vị nhập khẩu. Một số có thể bị tính phí với giấy tờ CO với giá từ 20-200$.

CQ được dùng để chứng minh được chất lượng của hàng hóa cung cấp. Có rât nhiều nhà sản xuất không cung cấp CQ mà thay vào đó là các bản kiểm tra khác. Có thể là kiểm tra chất lượng vật liệu, bản kiểm tra chạy thử. Nó có thể do nhà máy tự làm hoặc được một bên thứ 3 kiểm tra. Một số thì miễn phí cung cấp giấy tờ này, còn một số thì sẽ tính phí (như khu vực Châu Âu, Mỹ).

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Mạnh Tuấn – V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Teflon PTFE là chất gì? PTFE viết tắt của cụm từ (Polytetrafluoroethylen) là một loại nhựa tetrafluoroethylene tổng hợp. Có thể gọi nó với tên khác là Teflon. Năm 1938 trong quá trình nghiên cứu một chất làm lạnh mới tại phòng thí nghiệm của Dupont thìTiến sĩ Roy Plunkett đã vô tình tạo ra PTFE.

 

 

1. Nhựa Teflon PTFE là chất gì?

PTFE viết tắt của cụm từ (Polytetrafluoroethylen) là một loại nhựa tetrafluoroethylene tổng hợp. Có thể gọi nó với tên khác là Teflon. PTFE là polyme tổng chứa flo và carbon. Năm 1938 trong quá trình nghiên cứu một chất làm lạnh mới tại phòng thí nghiệm của Dupont. Tiến sĩ Roy Plunkett (công ty Dupont – Chemours) đã vô tình tạo ra PTFE. Cho tới 1945 Dupont Chemour đăng ký nhãn hiệu Teflon cho chất Polytetrafluoroethylen. Những năm sau đó Teflon bắt đầu bán thương mại ra toàn cầu.

 

Có phải PTFE và Teflon là hai chất khác nhau?

Không có khác biệt nào tại đây cả vì chúng là một và có hai tên gọi khác nhau. PTFE là tên viết tắt của nhựa Polytetrafluoroethylen theo tên khoa học. Trong khi Teflon là tên thương mại mà Dupont Chemour đăng ký cho nhựa Polytetrafluoroethylen (PTFE) mà họ đã tìm ra. Dù đôi khi bạn sẽ nghe thấy người này nói Teflon và người khác nói PTFE. Bạn cũng không nên lầm tưởng nó là 2 chất khác nhau nhé.

 

PTFE teflon là chất gì

2. Ưu điểm tuyệt vời của PTFE (Teflon) là gì?

Vì vô tình được chế tạo ra trong quá trình thí nghiệm nên Roy Plunkett khá tò mò. Ông thấy nó là một chất giống như sáp trơn, cứng và chắc chắn. Sau nhiều lần thử nghiệm thì cuối cùng Roy Plukett và công ty Dunpont thấy rằng đây là một vật liệu mới thật tuyệt vời. So với những loại nhựa hiện có thì nó có ưu điểm vượt trội như:

– Trơ với hóa chất: axit, kiềm

– Không dẫn điện (cách điện), không chịu ảnh hưởng của điện từ trường

– Độ mài mòn thấp, hệ số ma sát 0.04

– Không dính, không thấm nước

– Chống cháy

– Không bị ăn mòn bởi môi trường tự nhiên

– An toàn với thực phẩm (FDA chấp thuận)

 

3. Ứng dụng của PTFE trong công nghiệp

PTFE được ứng dụng rất nhiều trong các ngành khác nhau. Từ ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất, y tế, điện tử, nước và các ngành khác… Hầu như nó được ứng dụng trong tất cả các ngành từ những chi tiết nhỏ cho đến sản phẩm lớn. Có thể bạn không biết, nhưng nó xuất hiện thường nhật trong đời sống của chúng ta. Như gioăng teflon mềm của máy say sinh tố, gioăng trong máy tính, điện thoại. Hay như lớp phủ chống dính trên chảo, cuộn băng tan (PTFE tape) mà bạn dùng bắt đường ống nước…

Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất và hóa dầu thì nó được dùng làm lớp lót cho đường ống. Ngoài ra nó cũng dùng là chất lót cho ngành van. Những loại van lót PTFE dùng cho hóa chất rất hiệu quả, giúp van bền bỉ hơn.

 

Tuy nhiên có một thực tế mà ít ai biết rằng, việc sản xuất PTFE bằng Perfluorooctanoic (PFOA hoặc C-8) rất độc hại. Điển hình là vụ kiện tập thể tại Mỹ chống lại công ty hóa chất Dupont vào năm 1998. Những vụ kiện kéo dài tới tận năm 2017 với việc Dupont bồi thường và chăm sóc y tế cho những nạn nhân. Thực tế rằng việc làm ra PTFE là rất độc hại mặc dù biết các ưu điểm mà nó mang lại cho cuộc sống. Tuy nhiên rất nhiều người đã mắc các bệnh ung thư liên quan đến việc này. 

 

Các sản phẩm van lót PTFE

van nút lót PTFE teflon Van nút plug lót PTFE

– Xuất xứ: Đức

– Vật liệu: thép, inox + PTFE

– Nhiệt độ: 0-210°C 

– Áp suất: 0 -16bar

– Size: DN15 – DN500

– Ứng dụng: axit, kiềm, hóa chất ăn mòn

XEM CHI TIẾT

van bi lót PTFE teflon là gì Van bi lót PTFE 

– Xuất xứ: Đức, TQ

– Vật liệu: thép, inox + PTFE

– Nhiệt độ: 0-220°C

– Áp suất: 0 -16bar

– Size: DN20 – DN500

– Ứng dụng: axit, kiềm, hóa chất ăn mòn

XEM CHI TIẾT

Van bướm lót PTFE

– Xuất xứ: Đức, TQ

– Vật liệu: gang, inox + PTFE

– Nhiệt độ: 0-180°C

– Áp suất: 0 -25bar

– Size: DN50 – DN1000

– Ứng dụng: axit, kiềm, hóa chất ăn mòn

XEM CHI TIẾT

 

 

Bài viết được tác giả Phạm Cương biên soạn và có sử dụng dữ liệu của hãng Dupont Mỹ. Mọi ý kiến tranh luận hay đóng góp vui lòng gửi về: sales@vanphongphu.com

Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link về bài viết này khi bạn sao chép nội dung. Cảm ơn

Van 3 ngã là gì? Đây là loại van có 3 hướng đi của dòng chảy. Nó có thể là van bi, van nút (plug), van cầu với các chất liệu: nhựa, gang, thép, inox. Van 3 ngả giúp tối đường ống giao nhau dễ dàng mà kiểm soát đường dòng chảy.

Trong nhiều vị trí giao nhau của đường ống, để thuận tiện cho việc điều tiết môi chất người ta sử dụng van ba ngã. Đây là loại van cho phép môi chất đi theo hướng mong muốn của người vận hành. Ngoài van 3 ngã thì hiện nay đã có những loại 4 ngã, 6 ngã và nhiều hơn. 

 

1. Van 3 ngã là gì? Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Van 3 ngã là loại van có 3 hướng đi của dòng chảy theo phương ngang hoặc đứng. Nó có thể là van bi, van nút (plug), van cầu với các chất liệu: nhựa, gang, thép, inox. Van được lắp ở những vị trí giao nhau của đường ống giúp kiểm soát hướng đi của dòng chảy. 

Tác dụng của van 3 ngã (3 ngả)

Van có 2 tác dụng đối với đường ống. Thứ nhất là tác dụng giống như một cút nối chữ T cho đường ống giao nhau. Thứ hai là việc kiểm soát được hướng đi của dòng chảy. Người vận hành có thể thao tác trên van để chuyển hướng dòng chảy theo hướng mong muốn.

 

 

Cấu tạo của van 3 ngã

Với bất kỳ loại van 3 ngã nào thì chúng đều có cấu tạo cơ bản giống nhau. 

– Thân van có cấu tạo 3 hướng

– Vật liệu chế tạo: nhựa, gang, thép, inox

– Cơ cấu đóng mở: tay gạt, tay quay, điều khiển điện hoặc khí nén

 

Nguyên ý hoạt động của van 3 ngã 

Tùy thuộc nhà sản xuất mà van 3 ngã được chế tạo theo kiểu L hoặc T như van bi, van nút. Với những loại van này thì cách đóng mở sẽ khác nhau do vậy mà hướng đi của môi chất sẽ khác nhau.

 

2. Các loại van 3 ngã hiện nay

Trên thị trường hiện nay chủ yếu có các loại van 3 ngã như sau: van bi 3 ngã, van cầu 3 ngã, van nút 3 ngã. Ngoài ra còn có một số van 3 ngã khác nhưng ít được sử dụng và không phổ biến. Những van 3 ngã được dùng nhiều cho ngành thực phẩm, hóa chất, xăng dầu. Nhất là trong các đường ống dẫn dầu, xăng, khí đốt trong các nhà máy hóa dầu, năng lượng.

 

Với van bi 3 ngã thì thường là loại van bi floating, tức bi được cố định một đầu. Nhưng với van plug 3 ngã thì nút van được cố định 2 đầu.

van bi 3 ngã Van bi 3 ngã nối bích

– Tiêu chuẩn chế tạo: DIN, ASME

– Vật liệu: thép, inox

– Nhiệt độ tối đa:

– Size: DN50 – DN600

– Xuất xứ: TQ, Đức 

– Ứng dụng: xăng dầu, khí gas, hóa chất, hơi nóng, dầu nóng…

XEM CHI TIẾT

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Mạnh Tuấn – V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Đồng hồ đo áp suất là gì? Áp kế là gì? Đồng hồ đo áp suất được sử dụng cho hệ thống đường ống và máy móc. Nó có thể dùng cho nhiều môi chất: nước, khí nén, xăng dầu, gas, hơi nóng… Đồng hồ giúp đo áp suất của môi chất tại vị trí và khu vực lắp đặt. 

Đồng hồ áp suất (Pressure gauge) được chế tạo vào khoảng những năm 1850. Chiếc đồng hồ đầu tiên được làm theo dạng Bourbon. Nó là một trong những thiết bị đo áp suất phổ biến nhất cho nước, khí nén và nhiều chất khác. Ngày nay nó vẫn được sử dụng và đã có nhiều cải tiến. Chắc rằng chúng ta sẽ bắt gặp hoặc được thấy qua phim ảnh về đồng hồ đo áp suất. Nhưng rất ít người biết được cách thức hoạt động của nó. Hay đồng hồ dùng được cho những môi chất nào và tại sao nó phải ngâm trong dầu gycerin. 

 

1. Đồng hồ áp đo áp suất là gì? Áp kế là gì ?

Đồng hồ đo áp suất (Pressure gauge) là một loại đồng hồ giúp đo áp suất của môi chất tại vị trí hoặc khu vực được lắp đặt. Nhiều người gọi nó là đồng hồ áp suất trong khi một số khác vẫn gọi nó là áp kế. Nó có thể dùng cho nhiều môi chất: nước, khí nén, xăng dầu, gas, hơi… Xin lưu ý rằng đồng hồ áp kế và đồng hồ nhiệt kế là khác nhau.

Đồng hồ áp suất có tác dụng đo áp suất của môi chất trong đường ống, vị trí lắp. Nó giúp ta dễ dàng kiểm soát, nhận biết được việc thất thoát rò rỉ môi chất. Từ đó mà ta kiểm tra để phát hiện ra những vị trí rò rỉ. Ngoài ra, nó còn giúp kiểm soát được áp suất môi chất phục vụ cho việc sản xuất, sử dụng cũng như bảo vệ hệ thống.

 

Tại sao phải sử dụng dầu Gycerin cho đồng hồ đo áp suất?

Chúng ta sẽ thấy một số đồng hồ có chứa dầu gycerin và một số thì không có dầu. Vậy dầu gycerin có tác dụng đối với đồng hồ áp suất Bourdon. Như video bên dưới và hình phía dưới chúng ta sẽ thấy đồng hồ bị tác động mạnh bởi môi chất. Áp suất của môi chất tạo ra các rung động mạnh làm kim đồng hồ giật rất mạnh. Dầu gycerin có tác dụng giảm các rung động đó giúp đồng hồ hoạt động ổn định hơn, ít hư hỏng hơn.

 

Cùng xem video để hiểu hơn về nguyên lý hoạt động của 2 dạng đồng hồ đo áp suất 

đồng hồ đo áp suất KINS Đồng hồ đo áp suất KONICS – KINS

– Thân: inox

– Dải áp suất: 0-2000bar

– Đường kính: 100mm, 80mm, 63mm

– Xuất xứ: Hàn Quốc

– Sử dụng cho: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng, gas

XEM CHI TIẾT

 

2. Các loại đồng hồ đo áp suất hiện nay

Hiện nay có nhiều loại đồng hồ đo áp suất nhưng chúng tôi chỉ giới thiệu 3 loại đồng hồ chính. Những loại này được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng với các môi chất. Trong đó có 2 loại là dạng ống Bourdon và dạng màng Diaphragm mà mọi người dễ bắt gặp nhất.

 

2.1 Đồng hồ đo áp suất dạng Bourbon (Bourdon Pressure Gauge)

Đồng hồ áp suất Bourdon là loại đồng hồ đo áp suất dựa vào ống đo Bourbon. Khi áp suất đẩy môi chất vào trong ống Bourdon thì ống sẽ ruỗi ra, các bánh răng liên kết dịch chuyển làm cho kim đồng hồ quay. Từ đó hiện thị được áp suất của môi chất tại vị trí lắp đặt.

Loại đồng hồ Bourdon này được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các loại đồng hồ đo áp. Nó có giá thành rẻ nhất và dùng được cho nhiều môi chất.

 

2.2.  Đồng hồ đo áp suất dạng màng (Diaphragm Pressure Gauge)

Với đồng hồ đo dạng màng thì môi chất sẽ tác động lên màng. Màng dao động đẩy trục ty chạy và làm xoay kim đồng hồ. Vì có cấu tạo màng ngăn cho môi chất tiếp xúc vào trong đồng hồ. Nên dòng áp kế màng chủ yếu sử dụng cho môi chất là hóa chất. 

đồng hồ đo áp suất là gì pressure gauge ?

 

2.3.  Đồng hồ đo áp suất dạng bellow (Bellow Pressure Gauge)

Đây là dạng áp kế ít được sử dụng so với 2 loại trên. Nguyên lý của nó cũng gần giống loại màng. Dưới tác dụng của áp suất môi chất thì lớp bellow dao động làm kim đồng hồ thay đổi.

 

Van an toàn đồng Đài Loan

– Xuất xứ: Đài Loan

– Áp suất: 0 – 20bar

– Nhiệt độ tối đa: 180°C

– Size: DN15 – DN50

– Ứng dụng: khí nén, nước, xăng dầu, hơi nóng

XEM CHI TIẾT

 

 

3.  Ứng dụng của đồng hồ đo áp suất

Các loại đồng hồ đo áp suất tất nhiên là được ứng dụng để đo áp suất trên đường ống, thiết bị. Chúng được lắp đặt ở các vị trí cần kiểm tra, theo dõi áp suất liên tục. Có thể kể đến như: bồn chứa, máy móc sử dụng áp lực, đường ống nước, khí, hơi, gas… Ngoài ra người ta cũng sử dụng loại đồng hồ đo chênh áp để kiểm soát được áp suất chênh lệch giữa 2 vị trí.

Mục đích của việc lắp đồng hồ đo áp suất là để biết áp suất thực tế từ đó kiểm soát tốt được áp suất. Kiểm soát được áp suất giúp việc sản xuất đạt hiệu quả, tránh các rủi ro về quá áp gây nổ, cháy.

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Mạnh Tuấn – V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Tìm hiểu về van Kim Needle valve là loại van như nào? Van kim có kích thước nhỏ gọn được dùng cho chất lỏng và khí nén. Chúng có khả năng chịu được áp suất rất cao.

 

1. Tìm hiểu về Van Kim Needle valve là gì?

Van kim (Needle valve) là loại van có thân hình trụ dài giống cây kim. Chúng được dùng để điều chỉnh tốc độ môi chất một cách chính xác. Van kim có khả năng chịu được áp suất rất cao.

 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

– Cấu tạo: Van kim nhìn giống như loại van cầu Bonnetless cổ cao. Nhưng nó có thiết kế với trục pít tông thân kim dài, một đầu có ren và thuôn gọn ở đầu cuối. Vật liệu chế tạo thường là inox, đồng nhưng inox là được sử dụng nhiều nhất.

– Nguyên lý hoạt động: Nó hoạt động như một pít tông đóng mở thông qua tay vặn hoặc tay gạt. Khi sử dụng tay quay theo một hướng, pít tông được nâng lên để môi chất đi qua. Khi quay theo hướng ngược lại thì pít tông được hạ xuống chặn hoặc đóng dòng chảy của môi chất.

van kim needle valve là gì

Xem thêm: chức năng của van bypass trong đường ống.

 

2. Ứng dụng của van kim

Van kim (needle valve) được sử dụng cho chất lỏng (nước, dầu) và khí nén. Nó hoạt động với áp suất cao trong các đường ống nước, dầu thủy lực trong thiết bị truyền động, máy móc công nghiệp.

 

Thông số kỹ thuật của van kim

– Needle Valve

– Vật liệu: inox, đồng (CF8, CF8M, SS304, SS316, A182 F316, brass, bronze)

– Max Pressure: 10000 psi (689 bar)

– Max. Temperature: 600°F (315 °C)

– Sealing: PTFE, PEEK 

– Size: 1/8″ – 2″

– Kết nối ren: G, R, NPT (male, female)

– Ứng dụng: nước, khí nén, oil 

van an toan ap cao Van an toàn áp suất cao 600bar

– Xuất xứ: Châu Âu

– Vật liệu: inox

– Áp suất: 0-600bar

– Nhiệt độ: 0-450°C

– Ứng dụng: nước, khí nén, hơi nóng, gas

XEM CHI TIẾT

Van bi điều khiển khí nén 

– Xuất xứ: Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc

– Vật liệu: inox, thép, gang

– Áp suất: 0-62bar

– Nhiệt độ: 0-300°C

– Ứng dụng: nước, khí nén, hơi nóng, gas

XEM CHI TIẾT

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Mạnh Tuấn -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Tìm hiểu về tháp giải nhiệt cooling tower và máy làm lạnh chiller khác nhau như thế nào. Rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai loại trên là một, dẫn đến các chủ đề nói chuyện sẽ bị lạc. Cooling tower là thiết bị giải nhiệt bao gồm tháp, máy bơm và bồn chứa. Trong khi đó Chiller là thiết bị làm lạnh bằng cách dẫn nhiệt lạnh trực tiếp vào môi chất. 

 

Trong một số lĩnh vực làm lạnh có thể chỉ sử dụng cooling tower hoặc chiller. Với những công suất lớn việc kết hợp cả hai sẽ đạt hiệu quả cao về làm mát. Đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp việc sử dụng các hệ thống điều hòa không khí công suất lớn để đảm bảo nhiệt cho sản xuất. Việc sử dụng kết hợp làm mát và giải nhiệt của cả hai thiết bị sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn. Đặc biệt là cả hai hệ thống giải nhiệt này đều cần van bypass

 

1. Tháp giải nhiệt Cooling Tower và Chiller dùng để làm gì?

Cooling tower và Chiller là hai thiết bị dùng để làm mát chất lỏng. Chất lỏng ở đây được sử dụng là chất làm mát cho các thiết bị khác. Sau khi làm mát cho thiết bị khác thì nhiệt độ của chất lỏng tăng lên. Để tuần hoàn chất lỏng thì phải hạ nhiệt độ của chúng xuống bằng cooling tower hoặc chiller.

Một ví dụ đơn giản cho bạn dễ hiểu như sau. Mỗi gia đình sử dụng một máy điều hòa không khí 9.000BTU – 24.000BTU. Trong đó có cục nóng điều hòa (lốc máy) và một mặt lạnh lắp trong nhà. Đây là thiết bị tạo ra hơi mát hoặc nóng bằng gas. Trong cục nóng sẽ có bộ phận giải nhiệt bằng giàn nhôm (hoặc đồng) kèm quạt. Do vậy mà khi điều hòa chạy thì bạn sẽ thấy hơi nóng từ cục nóng thổi ra môi trường. Đối với các dự án công nghiệp, các tòa cao ốc thì không thể sử dụng loại điều hòa cỡ nhỏ như gia đình. Do đó mà các loại điều hòa trung tâm được sử dụng. Việc sử dụng các thiết bị làm lạnh cỡ lớn sẽ giúp làm mát cả khu vực, nhiều tầng. Nhưng cũng phát sinh ra việc giải nhiệt cho thiết bị đó. Để giải nhiệt thì chúng ta cần sử dụng Cooling tower hoặc Chiller.

hệ thống làm mát cooling tower và chiller

 

 

2. Khác biệt giữa Cooling tower và Chiller

Cooling tower là thiết bị giải nhiệt bao gồm tháp, máy bơm và bồn chứa. Chất lỏng cần làm mát được bơm vào tháp và được làm quát tự nhiên thông qua quá trình bơm phun kết hợp quạt. Từ đó chất lỏng giảm nhiệt độ nhanh chóng. Do làm mát tự nhiên và chỉ kết hợp với quạt nên điện năng sử dụng ít. Ngoài ra Cooling tower tiêu tốn nhiều nước do quá trình bốc hơi khi giải nhiệt.

Chiller là thiết bị làm lạnh bằng cách dẫn nhiệt lạnh trực tiếp vào môi chất. Chiller sử dụng gas để làm lạnh chất lỏng. Nhiệt lạnh từ gas làm cho chất lỏng mất nhiệt nhanh từ đó nhiệt độ chất lỏng giảm xuống. Tuy nhiên do làm mát bằng gas nên chi phí và điện năng sử dụng sẽ nhiều hơn. 

 

 

Van bướm điều khiển khí nén, điện 

– Vật liệu: thép WCB A216, inox CF8 CF8M

– Nhiệt độ tối đa: 220°C

– Áp suất tối đa: 40bar

– Size: DN40 – DN2000

XEM CHI TIẾT

Van bi thép, inox, gang điều khiển khí nén, điện

– Vật liệu: thép WCB A216, inox CF8 CF8M

– Nhiệt độ tối đa: 220°C

– Áp suất tối đa: 40bar

– Size: DN15 – DN1000

XEM CHI TIẾT

 

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Mạnh Tuấn -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Tìm hiểu tổng quan về nhà máy nhiệt điện và nguyên lý hoạt động của nó. Nhà máy nhiệt điện dùng để làm gì? nó phục vụ như nào cho cuộc sống và những ảnh hưởng của nó. Nhà máy nhiệt điện là nhà máy sử dụng các nguyên liệu hóa thạch (than đá) để cung cấp nhiệt năng cho nước. Từ đó hơi nước hình thành được sử dụng để làm quay turbin tạo ra dòng điện. 

 

Như chúng ta đã biết nhà khoa học Faraday đã phát minh ra máy phát điện vào năm 1831. Điện năng được tạo để phục vụ cho đời sống xã hội của con người. Ngày nay điện là một phần không thể trong mọi lĩnh vực của đời sống. Và gần như tất cả các thiết bị sản xuất đều sử dụng điện.

Tại Việt Nam, nhà máy nhiệt điện đầu tiên được người Pháp xây dựng tại Hà Nội với mục đích sử dụng cho chính quyền Pháp. Trong những năm 80-90 của thế kỷ 20 các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam được xây dựng nhiều hơn với công suất lớn hơn. Gần đây là những dự án nhiệt điện lớn được xây dựng như: Thái Bình, Vũng Áng, Cà Mau, Phú Mỹ… Một phần vì những ảnh hưởng môi trường của nhà máy. Phần khác là các nhiên liệu hóa thạch dần cạn kiệt. Mà xu hướng chung của thế giới hiện nay là sử dụng năng lượng sạch nên các dự án nhiệt điện hiện ít được triển khai.

 

Tìm hiểu tổng quan về nhà máy nhiệt điện

Nhà máy nhiệt điện là nhà máy sử dụng các nguyên liệu hóa thạch (than đá, khí đốt) để cung cấp nhiệt năng cho nước. Từ đó hơi nước hình thành được sử dụng để làm quay turbin tạo ra dòng điện. Hơi nước sau khi đi qua turbin sẽ được ngưng tụ và được thu hồi để tái sử dụng. 

nhà máy nhiệt điện

Nguyên lý hoạt động của nhà máy nhiệt điện

Nhà máy nhiệt điện hoạt động trên nguyên lý biến đổi nhiệt năng sang cơ năng, từ cơ năng chuyển hóa thành điện năng. Nhiệt năng được tạo ra từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Sau đó nhiệt năng này làm cho nước bay hơi từ đó hơi làm quay turbin. Turbin được gắn với máy phát điện để tạo ra điện năng.

 

Ưu điểm

Nó có ưu điểm là tận dụng được nguồn tài nguyên hóa thạch sẵn có tại quốc gia sử dụng. 

 

Nhược điểm

Tạo ra khói thải từ việc đốt nguyên liệu hóa thạch (khí, than đá). Mặc dù được xử lý khí thải nhưng không thể triệt để và gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. Ngoài ra bụi than cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng cho dân cư xung quanh. Đã có nhiều dự án ở VN bị dân chúng phản đối vì những ảnh hưởng này. Ngày nay xu hướng chung của thế giới là năng lượng sạch như điện tuabin gió, điện mặt trời. 

 

Cả hai nhà máy trên đều sử dụng các đường ống với áp suất cao. Những loại van chịu áp suất như: van kim, van cửa, van cầu, van an toàn. Thậm chí với một số đường ống nhà máy nhiệt điện áp suất test lên đến 600bar.

 

bẫy hơi phao cho nhà máy nhiệt điện Bẫy hơi phao Nicoson cho nhiệt điện

– Vật liệu: thép WCB A216, inox CF8 CF8M

– Nhiệt độ tối đa: 320°C

– Áp suất tối đa: 30bar

– Lưu lượng xả tối đa: 112.500kg/h

– Size: 1/2″ – 2″ 

XEM CHI TIẾT

Van an toàn áp suất cao cho nhà máy nhiệt điện Van an toàn áp suất cao cho test áp đường ống 

– Vật liệu: inox CF8 CF8M

– Nhiệt độ tối đa: 450°C

– Áp suất tối đa: 600bar

– Size: 1/2″ – 2″ 

XEM CHI TIẾT

Van cửa lót gốm ceramic dùng đường xả tro nóng

– Vật liệu: thép + ceramic

– Điều khiển khí nén

– Áp suất tối đa: 40bar

– Size: 1/2″ – 24″ 

– Dùng xả tro nóng, sỉ tro, bùn, hóa chất

XEM CHI TIẾT

 

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Phạm Cương – V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Tìm hiểu về kính quan sát dòng chảy. Kính quan sát dòng chảy Sight glass được sử dụng cho chất lỏng. Nó được dùng để kiểm tra chất lỏng trong đường ống, bồn chứa. Giúp cho người vận hành kiểm soát trong quá trình sản xuất. 

 

 

1. Kính quan sát dòng chảy Sight glass là gì?

Kính quan sát dòng chảy (tiếng anh: Sight glass) là loại kính được lắp đặt trên đường ống, bồn chứa để kiểm tra dòng chảy, mức của chất lỏng. Giúp cho người vận hành kiểm soát được mức chất lỏng trong quá trình sản xuất. Nó có thể dùng được cho nước lạnh, nước nóng, hơi nước (steam), xăng dầu, thực phẩm và hóa chất.

Mục đích của kính quan sát là để kiểm tra xem đường ống có chất lỏng chảy qua không. Hay là bồn chứa đang có mức chất lỏng như thế nào. Ngày nay với bồn chứa thì các phao và sensor báo mức được thay thế cho kính quan sát. Nhưng đối với đường ống thì kính quan sát vẫn được sử dụng phổ biến. Được biệt là được lắp trong các đường ống hóa chất, thực phẩm để kiểm tra.

– Với kính quan sát cho bồn chứa, tank chứa thì thường được chia vạch mức hoặc thang mức. Giúp quan sát dễ dàng mức chất lỏng phía trong bồn.

– Với kính quan sát cho đường ống thì kính có thể được làm một mặt kính hoặc hai mặt kính. Thông thường là làm bằng 2 mặt kính để dễ quan sát từ các hướng khác nhau. Sau một thời gian sử dụng thì mặt kính sẽ bị ảnh hưởng của chất lỏng mà mờ đi rất khó nhận biết được chất lỏng có đi qua không. Từ đó người ta lắp thêm vào trong kính sẽ lắp thêm các bộ phận như bi, cờ, con quay. Để khi chất lỏng chảy qua tác động lên các bộ phận trên sẽ giúp quan sát nhận biết tốt hơn.

 

 

2. Các loại kính quan sát Sight glass

Kính quan sát được chia làm nhiều loại khác nhau theo cấu tạo cũng như cách hoạt động. Có thể là dạng xem mức trong các bồn chứa, tank chứa. Hoặc có thể là dạng thiết bị rời được lắp trên đường ống. Trong bài viết này chúng tôi chỉ nêu về dạng lắp trên đường ống.

Kính quan sát dòng chảy sight glass

Các loại kính quan sát cho đường ống nước nóng và lạnh, xăng dầu, hóa chất, thực phẩm:

– Dạng bi (ball sight glass): Kính được lắp thêm 2 hoặc nhiều viên bi với màu sắc khác nhau. Chúng sẽ va đập và nổi khi chất lỏng đi qua 

– Dạng cờ hoặc cần va (Flap sight glass): Trong thân của kính có lắp một cần dạng cờ. Khi dòng chảy môi chất đi qua nó đẩy cho cần đó dịch chuyển. Từ đó mà có thể thấy được môi chất đi qua.

– Dạng trơn không có gì (Flain sight glass): Đây là không trơn không lắp đặt thêm gì phía trong của kính. 

– Dạng con quay (Spinner type): Một con quay được lắp phía trong của kính quan sát. Nó có thể được lắp theo chiều dọc hoặc chiều ngang tùy nhà sản xuất. Khi chất lỏng đi qua làm con quay quay từ đó mà chúng ta biết được đường ống có chất lỏng chảy qua hay không. 

 

Kính quan sát dòng chảy dạng cờ

– Vật liệu: Gang, inox

– Nhiệt độ tối đa: 150°C

– Áp suất tối đa: 10bar

– Size: DN15 – DN50

– Kết nối ren hoặc bích

– Dùng cho: nước lạnh, nước nóng, xăng dầu, hơi nóng

XEM CHI TIẾT

Kính quan sát dòng chảy AZ

– Xuất xứ: Đức, Trung Quốc

– Vật liệu: inox 316, titan

– Nhiệt độ tối đa: 150°C

– Áp suất tối đa: 16bar

– Size: DN15 – DN100

– Kết nối ren hoặc bích

– Dùng cho: hóa chất axit, kiềm, thực phẩm

XEM CHI TIẾT

 

Liên hệ tư vấn và báo giá về kính quan sát. Mr Phú 0979 35 00 25

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Phạm Cương – V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Các loại hóa chất dùng để tẩy cặn trong hệ thống lò hơi – nồi hơi và đường ống. Hóa chất giúp loại bỏ các loại cặn hình thành trong quá trình sử dụng. Từ đó giúp cho hiệu suất nồi hơi nâng cao, chất lượng hơi tốt hơn.

 

1. Tại sao phải dùng hóa chất tẩy cặn lò hơi?

Như chúng ta đã biết về nồi hơi trong bài viết trước. Để có được hơi nước nóng sử dụng vào nhiều mục đích thì chúng ta phải sử dụng lò hơi. Nước được đưa vào lò để gia nhiệt và tạo thành hơi nước. Do nước có nhiều tạp chất và độ cứng khác nhau. Thành ra những tạp chất trong nước tồn tại trong lò hơi và đường ống. Nó bám vào thành lò, kết tủa hoặc đóng thành tảng.

Khi thành lò hơi và đường ống bị đóng cặn thì khả năng hấp thụ nhiệt độ và trao đổi nhiệt kém hơn. Lò hơi phải sử dụng nhiều nhiên liệu đốt hơn. Từ đó mà chi phí gia tăng rất nhiều kéo theo giá sản phẩm đầu ra cũng phải gia tăng hoặc lợi nhuận của nhà máy tụt giảm. Ngoài ra nó còn ăn mòn thiết bị gây mất an toàn sử dụng.

Để giải quyết vấn đề này chúng ta buộc phải dùng hóa chất để tẩy cặn của lò hơi và đường ống. Đây là giải pháp thích hợp và tối ưu nhất hiện nay.

 

hóa chất tẩy cặn lò hơi hóa chất tẩy cặn nồi hơi

 

2. Các loại hóa chất dùng để tẩy cặn

Các loại hóa chất thường sử dụng để loại bỏ cặn trong lò hơi – nồi hơi và đường ống hơi. Khi sử dụng quý vị cần trang bị đồ bảo hộ an toàn lao động và có thiết bị xử lý chất thải sau tẩy cặn. Qúy vị có thể tham khảo các loại hóa chất sau:

– Hóa chất tẩy cặn SP-A200. Đây là dung dịch axit nồng độ cao giúp loại bỏ các cặn canxi (đá vôi), cặn sắt, gỉ sét, magie. Do là axit nên nó khá nồng nặc và có mùi khó chịu. 

– Hóa chất trung hòa SP-N200. Đây là hóa chất kiềm nhằm trung hòa axit còn dư trong lò hơi. 

– Hóa chất ức chế SP-3. Đây là dung dịch axit có nồng độ thấp, dùng để ức chế cáu cặn.

 

Van xả đáy lò hơi

– Nhiệt độ tối đa: 300°C

– Loại 1 thân chống rò rỉ

– Thân gang, thép

– Size: DN15-DN100

XEM CHI TIẾT

Van giảm áp hơi nóng PN16

– Xuất xứ: Hàn Quốc, Nhật Bản

– Nhiệt độ tối đa: 220°C

– Áp suất đầu vào: 1 – 16bar

– Áp suất đầu ra: 0.5 – 9bar

– Kết nối bích PN16

– Size: DN15 – DN200

XEM CHI TIẾT

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Mạnh Tuấn -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa actuator Fail Open và actuator Fail Close. Những điều khác biệt của hai loại actuator đó để có thể ứng dụng cho các hoạt động trong đường ống.

 

Chắc bạn thường nghe thấy nói Actuator electric (điện) và actuator pneumatic (khí nén) nhiều. Nhưng chắc bạn không biết trong cả hai loại trên đều tồn tại sự phân chia nhỏ nữa là Fail open và Fail close. Đối với cả các loại van ON/OFF bình thường lẫn các loại van tuyến tính đều phân chia như vậy cả. Cho dù chúng sử dụng đầu điện và đầu khí nén. 

 

Vậy sự khác biệt giữa Actuator Fail Open và Fail Close là gì?

– Fail Open: tức là actuator được cung cấp điện hoặc khí nén liên tục để duy trì trạng thái đóng. Khi nguồn cấp điện hoặc khí nén bị ngắt (Fail) thì van sẽ chuyển về trạng thái mở. Hiểu một cách dễ hơn là Fail (ngắt nguồn) thì Open (mở).

– Fail Close: Tức actuator được cung cấp điện hoặc khí nén liên tục để duy trì trạng thái mở. Khi ngắt nguồn điện hoặc khí nén (Fail) thì van sẽ chuyển về trạng thái đóng. Dễ hiểu hơn là ngắt nguồn (Fail) thì đóng (close).

 

khác biệt giữa đầu actuator fail open và đầu actuator fail close

Hình ảnh minh họa 

 

Thông thường chúng ta thường dùng loại Fail Close trong các ứng dụng. Nguồn cung cấp điện hoặc khí nén giúp actuator duy trì van ở trạng thái mở. Khi ngắt nguồn cấp cho actuator thì van sẽ quay trở lại trạng thái đóng. Loại Fail Open ít sử dụng hơn trong thực tế so với Fail Close. Nhưng một số ngành hóa chất thì Fail open được sử dụng cũng khá nhiều.

 

 

van bi điều khiển điện FAIL CLOSE Van bi điều khiển điện 24V 220V 380V

– Xuất xứ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan

– Nhiệt độ tối đa: 300°C

– Áp suất tối đa: 62bar

– Kết nối bích PN16, JIS10K

– Size: DN15 – DN300

XEM CHI TIẾT

Van bi điều khiển khí nén 

– Xuất xứ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan

– Nhiệt độ tối đa: 300°C

– Áp suất tối đa: 62bar

– Kết nối bích PN16, JIS10K

– Size: DN15 – DN300

XEM CHI TIẾT

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Hữu Mạnh -V2P. Có sử dụng hình ảnh minh hoạt từ Crena. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Tìm hiểu về rọ bơm (foot valve) là gì? Rọ bơm là một bộ phận của hệ thống bơm dân dụng hoặc công nghiệp. Nó có cấu tạo khá đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích cho việc ngăn rác trong đường ống và giữ nước lại trong bơm. 

 

 

1. Rọ bơm (Foot valve) là gì?

Rọ bơm (foot valve) là một bộ phận của hệ thống bơm dân dụng hoặc công nghiệp. Nó có cấu tạo khá đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích cho việc ngăn rác trong đường ống và giữ nước lại trong bơm. Foot valve hoạt động như một van một chiều. Nó cho phép nước đi qua để vào máy bơm và ngăn không cho nước quay trở lại. Rọ bơm được lắp ở phía chân đường ống bơm nên theo tiếng anh nó là Foot valve.

Tìm hiểu về rọ bơm Foot valve là gì

Cấu tạo của foot valve gồm

– Thân van: gang, thép, nhựa PVC, inox

– Cơ cấu ngăn nước: dạng bi, dạng lò xo, dạng lá lật..

 

Phân loại:

– Rọ bơm được chia làm nhiều loại có thể dựa vào kết nối như: nối ren, nối bích, nối hàn.

– Hoặc có thể phân loại theo vật liệu chế tạo như: rọ bơm gang, rọ bơm thép, rọ bơm inox, nhựa PVC

 

2. Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của rọ bơm Foot valve

Nguyên lý hoạt động của rọ bơm gần giống như van một chiều. Nó mở cho dòng chảy đi qua và đóng lại khi dòng chảy thay đổi chiều đi. Nhờ vậy mà bơm luôn giữ được được không đường ống và không phải châm nước mỗi khi dùng. Ngày nay những nhà sản xuất đã tạo ra được những loại bơm hiệu suất cao. Chúng có thể tự bơm mà không cần châm nước. Tất nhiên chúng ta không thể bỏ được rọ bơm vì ngoài tác dụng giữ nước thì nó còn chặn rác. Nếu bỏ foot valve đi thì rác sẽ vào khoang bơm và phá hủy cánh quạt của máy bơm.

 

Tham khảo video dưới để hình dung về nguyên lý hoạt động của foot valve

 

 

Van bướm điều khiển khí nén, điện 

– Vật liệu: thép WCB A216, inox CF8 CF8M

– Nhiệt độ tối đa: 220°C

– Áp suất tối đa: 40bar

– Size: DN40 – DN2000

XEM CHI TIẾT

Van bi thép, inox, gang điều khiển khí nén, điện

– Vật liệu: thép WCB A216, inox CF8 CF8M

– Nhiệt độ tối đa: 220°C

– Áp suất tối đa: 40bar

– Size: DN15 – DN1000

XEM CHI TIẾT

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Hữu Mạnh -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Sự khác biệt giữa hai loại van bi Floating và van bi Trunnion mounted. Phân biệt hai loại van bi trên và hiểu biết những ứng dụng cần sử dụng chúng trong thực tế. Từ đó giúp quý vị đưa ra quyết định chọn loại nào cho ứng dụng của mình.

 

1. Khác biệt lớn nhất giữa van bi Floating và Trunnion

1.1. Cấu tạo

Các van bi nói chung đều có cấu tạo cơ bản gồm thân van, bi và cơ cấu truyền động. Nhưng giữa hai loại van bi Floating và trunnion sẽ có khác biệt về bi của van.

– Van bi Floating có bi van đặt giữa thân. Bi được kết nối đầu phía trên của bi với trục ty của cơ cấu truyền động. Nhờ tác động bên ngoài làm bi xoay đóng mở. Đầu phía dưới của bi không được kết nối nên thả nổi tự do, vì vậy nó có tên là Floating ball valve (van bi phao).

– Van bi Trunnion cũng có bi van đặt giữa thân. Bi được kết nối đầu trên với trục ty và đâu dưới kết nối với một trục cố định. Kết nối trục cố định phía dưới có thể quay được. Từ đó nó giữ bi van cố định một ví trí không bị thả nổi tự do. Và từ đó mà nó có tên là Trunnion ball valve (van bi trục quay).

sự khác biệt giữa van bi floating và trunnion

1.2. Khả năng hoạt động và chịu áp suất

– Van bi Floating: Do bi bị thả nổi nên bi chịu áp lực của môi chất phía trước van. Áp lực này đẩy bi cọ sát và phía seat đầu ra của van. Khi thao tác từ trạng thái đóng sang mở bi chịu momen xoắn rất lớn và ma sát với seat. Do đó với kích cỡ size càng lớn và áp suất môi chất lớn việc đóng mở van sẽ rất khó khăn.

– Van bi Trunnion: Bi được cố định một ví trí nên không chịu ảnh hưởng của áp lực môi chất. Áp lực môi chất trước van chỉ tác động lên seat phía trước bi. Từ đó làm seat chặt hơn với bi, khi mở van thì bi chịu momen xoắn ít hơn rất nhiều. Do đó mà van Trunnion thích hợp cho những size to và rất to. Vì có thân van thẳng và chịu monen xoắn thấp nên khả năng chống rò rỉ và chống chảy của Trunnion rất tốt.

 

2. Ứng dụng của hai loại van bi Floating và Trunnion

Từ sự khác biệt lớn về việc đặt bi trong van mà khả năng chịu áp suất của hai loại khác nhau. Van bi Floating chịu áp suất kém hơn, có giá rẻ hơn Trunnion về cùng kích cỡ size. Trong khi đó van bi Trunnion chịu được áp suất cao hơn và có giá bán cũng cao hơn.

– Van bi Trunnion sử dụng chủ yếu cho ngành công nghiệp xăng dầu, lọc hóa dầu, nhà máy điện. Các đường ống dẫn khí gas, xăng, dầu với áp suất cao và cần khả năng chống cháy.

– Van bi Floating sử dụng được cho hầu hết các ngành công nghiệp và các môi chất. Nhưng nó không thực sự hiệu quả cho áp suất cao và ngành công nghiệp hóa dầu. 

 

van bi gang thép floating JIS10K JIS20K Van bi gang thép JIS10K JIS20K (Floating)

– Xuất xứ: Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc

– Nhiệt độ tối đa: 250°C

– Áp suất tối đa: 20bar

– Size: 15A -300A 

XEM CHI TIẾT

Van bi gang thép inox PN16 PN25 PN40 (Floating)

– Xuất xứ: Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Trung Quốc

– Nhiệt độ tối đa: 300°C

– Áp suất tối đa: 40bar

– Size: DN15 – DN350

XEM CHI TIẾT

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Đức Phú -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Tìm hiểu về những kiến thức chung về lò hơi (boiler) hay còn gọi là nồi hơi. Lò hơi là một thiết bị dùng để sản sinh ra hơi nước để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Nói một cách dễ hiểu lò hơi (nồi hơi) giống như một nồi áp suất mà chúng ta thường sử dụng.

 

1. Tìm hiểu tổng quan về lò hơi – nồi hơi (boiler)

Lò hơi là một thiết bị dùng để sản sinh ra hơi nước để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Nói một cách dễ hiểu lò hơi (nồi hơi) giống như một nồi áp suất mà chúng ta thường sử dụng.

Từ xa xưa hàng ngàn năm trước, các nước Châu Á như: Việt Nam, Trung Quốc đã sử dụng hơi nước để làm chín thực phẩm. Có thể kể đến các món: bánh bao, đồ xôi. Trong hoàng cung của Trung Quốc còn có hệ thống sưởi ấm bằng hơi nước vào mùa đông. Như vậy con người đã sử dụng hơi nước từ rất lâu về trước.

Ngày nay, hơi nước phụ vụ rất nhiều trong đời sống và trong công nghiệp. Đối với công nghiệp thì lò hơi là thiết bị dùng để tạo ra hơi nước. Lò hơi xuất hiện rất nhiều trong các nhà máy và được coi là một phần quan trọng cho quá trình sản xuất của các ngành:

– Thực phẩm, giải khát: Vệ sinh, khử trùng chai, làm chín nguyên liệu.

– Thức ăn chăn nuôi: Làm chín nguyên liệu và sấy khô viên từ máy ép đùn viên cám.

– Dệt nhuộm, may mặc: Dùng để sấy vải sau khi nhuộm, là ủi quần áo với may mặc.

– Chế biến gỗ, công nghiệp giấy: sấy khô gỗ, sấy khô giấy

– Nông sản, thủy sản: làm chín, sấy khô sản phẩm

– Thủy sản: Làm chín, sấy khô thủy sản

– Cao su: Sấy khô mủ các tấm mủ cao su

– Năng lượng: tạo ra hơi đẩy quay tua bin tạo ra điện năng.

 

 

2. Nguyên lý hoạt động của lò hơi (nồi hơi)

Nồi hơi (boiler) hoạt động dựa trên nguyên lý của sự bay hơi. Tức nước được cung cấp vào nồi, sau đó dùng nhiệt để làm sôi nước cho tới nhiệt độ hóa hơi. Từ đó hơi nước được sinh ra và được truyền tải theo đường ống đi đến vị trí sử dụng.

Do nước hóa thành hơi nên lượng nước trong lò sẽ nhanh chóng giảm. Vì vậy lượng nước sẽ được bổ sung liên tục vào trong lò. Nước trước khi bổ sung sẽ được gia nhiệt trước ở một nhiệt độ nhất định. Nước gia nhiệt có thể là nước mới hoặc sử dụng thêm cả lượng nước ngưng tụ của hơi mà ta thu hồi lại để tái sử dụng. Do nước có độ cứng khác nhau nên cần xử lý nước trước khi sử dụng. Sau một thời gian sử dụng chúng ta phải dùng hóa chất để tẩy cặn trong nồi hơi, đường ống. 

 

 

 

Lò hơi (nồi hơi) tạo ra hơi nước được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp và sản xuất. Hơi nước tại lò hơi có áp suất cao, khi đến nơi sử dụng ta phải dùng van điều áp hơi để hạ áp suất xuống cho phù hợp. Áp suất sử dụng thường nhỏ hơn rất nhiều áp suất hơi trên đường ống chính.

 

3. Tìm hiểu về các loại van sử dụng cho lò hơi BOILER

tìm hiều về van giảm áp cho nồi hơi - lò hơi boiler Van điều áp lò hơi PN16

– Áp suất đầu vào: 1-16bar

– Áp suất đầu ra: 0.5-9bar

– Nhiệt độ tối đa: 220°C

– Size: DN15-DN200

XEM CHI TIẾT

Van an toàn đồng inox Đài Loan

– Áp suất tối đa: 20bar

– Thân: đồng, inox 304, inox 316

– Nhiệt độ tối đa: 180°C

– Size: DN15-DN50

XEM CHI TIẾT

tìm hiểu van van an toàn cho lò hơi Van an toàn Leser – Đức

– Áp suất tối đa: 40bar

– Thân: thép, gang, inox

– Nhiệt độ tối đa: 450°C

– Size: DN40 – DN200

XEM CHI TIẾT

van cầu cho lò hơi Van cầu bellow seal cho nồi hơi

– Áp suất tối đa: 40bar

– Thân: thép, gang

– Nhiệt độ tối đa: 400°C

– Size: DN15 – DN500

XEM CHI TIẾT

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Đức Phú -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Vì sao phải dùng lọc Y strainer cho van giảm áp hơi và van điều khiển tuyến tính?

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao phải dùng lọc Y strainer trong hệ thống đường ống hay không? Lọc Y là loại van công nghiệp dùng để lọc bỏ cặn trong đường ống. Với bất kỳ đường ống cho môi chất nào cũng cần sử dụng lọc Y.

 

1. Tác dụng của lọc Y

Như đúng với tên gọi của nó, lọc Y là loại lọc có hình chữ Y bên trong chưa một lưới lọc. Lưới lọc này có tác dụng giữ lại cặn bẩn trong môi chất. Cặn ở đây xuất hiện tạp chất trong môi chất vận chuyển, sự ăn mòn của đường ống tạo ra. Cũng có thể do một số hóa chất xảy ra phản ứng kết tủa và đóng thành cặn. Có nhiều người cho rằng đường ống nước sạch thì cần gì dùng lọc. Nước tuy có sạch và độ cứng thấp nhưng cặn có thể do đường ống bị han gỉ, do lúc lắp đặt sửa chữa đường ống mà có. 

Tác hại của cặn đối với đường ống truyền dẫn

Cặn rất nguy hiểm với những van chính trên đường ống như van cầu, van giảm áp, van điều khiển. Những loại van chính chủ yếu dùng để điều chỉnh, điều tiết lưu lượng, nhiệt độ. Cặn có thể là nghẹt van, tắc van gây ra tình trạng không đóng mở được. Từ đó mà làm thay đổi lưu lượng, nhiệt độ của môi chất trên đường ống.

 

 

2. Vì sao phải dùng lọc Y strainer đối với các van điều khiển, van giảm áp

Như đã nói ở trên với các van chính được dùng để kiểm soát cả một hệ thống đường ống. Những van này không hoạt động được hoặc hoạt động không trơn tru sẽ gây ra nhiều hậu quả. Như trong một nhà máy nếu van chính bị hư thì khả năng dừng sản xuất là rất cao. Do đó mà các biện pháp bảo vệ dự phòng được thiết lập. Một trong số đó là trang bị lọc Y cho van chính. Đặc biệt là cho van giảm áp hơivan điều khiển tuyến tính.

 

Lọc Y cũng được chia mắt lưới lọc là nhiều cỡ khác nhau. Thông thường để sử dụng cho van điều khiển thì dùng loại lọc 80-100mesh. Với môi chất nước, dầu dùng lọc 40-60mesh. 

 

dùng lọc y cho van điều khiển Lọc Y gang nối bích PN16 PN25 PN40

– Thân: gang, thép

– Chịu nhiệt: 400°C

– Áp suất: 40bar

– Dùng: hơi nóng, dầu nóng, nước, khí nén, xăng dầu

XEM CHI TIẾT

vì sao phỉa dùng lọc Y strainer Lọc Y đồng

– Thân đồng

– Chịu nhiệt: 180C

– Áp tối đa: 20bar

– Dùng: hơi nóng, nước, khí nén, xăng dầu

XEM CHI TIẾT

 

 

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Đinh Phong -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Van màng Diaphragm Valve là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Van màng (Diaphragm Valve) là loại van đóng mở bởi một lớp màng. Lớp màng được gắn với trục ty của van. Thông qua cơ cấu đóng mở mà trục ty tác động ép lớp màng xuống để đóng, hoặc kéo lớp màng lên để mở. Như vậy nó có vẻ giống như là van pinch.

 

Lịch sử ra đời của van màng – Diaphragm Valve

Van màng được phát triển vào những năm 1929 tại Nam Phi bởi kỹ sư tên Saunder. Khi làm việc tại các mỏ khai thác khoáng sản, Saunder gặp phải rắc rối với tình trạng rò rỉ khí nén quá nhiều. Từ đó ông đã phát triển ra một loại van sử dụng màng ngăn để đóng mở. Kết quả là nó rất tốt và bền bỉ, từ đó nó được sử dụng phổ biến cho ngành khai mỏ.

 

van màng diaphragm valve

 

Ký hiệu của diapharagm valve

ký hiệu van màng diaphragm valve

 

1. Cấu tạo của van màng Diaphragm Valve

Van màng có cấu tạo không phức tạp. Nó gồm có các bộ phận chính như sau:

– Thân van: gang, thép, inox, nhựa

– Lớp màng: EPDM, BR, NR, Silicone, PTFE + EPDM, PFA + EPDM, FEP + EPDM…

– Cơ cấu điều khiển: tay quay, đầu điều khiển khí nén, đầu điều khiển điện

 

2. Nguyên lý hoạt động của van màng

Nguyên lý hoạt động của van màng khá đơn giản. Nó đóng mở nhờ lực tách động của trục ty van lên lớp màng. Khi trục ty ép lớp màng sát với ghế van thì van sẽ đóng kín. Khi trục ty kéo lớp màng lên cao thì van sẽ mở. Nhiều người thấy nó có nguyên lý hoạt động giống van cầu hơi.

Cụ thể xem video dưới

3. Ứng dụng của van màng Diaphragm Valve

Có thể nói van màng là loại van có kết cấu đơn giản nhưng thực sự hiệu quả. Nó được sử dụng cho hóa chất, môi chất có chứa chất rắn, chất lỏng sệt, bùn trong các ngành công nghiệp như:

– Lọc hóa dầu

– Khai thác mỏ

– Dược phẩm

– Hóa Chất

– Xi măng

 

Van màng lót PTFE PFA cho hóa chất

– Thân van: Inox, thép

– Lớp lót: PTFE, PFA

– Sử dụng cho hóa chất: HCL, H2S04, HF, H3NO4, H3PO4, NaOH…

XEM CHI TIẾT

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Phạm Cương -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Chức năng và nhiệm vụ của van bypass trong đường ống chiller, tháp giải nhiệt. Van bypass là loại van gì? Van bypass có chức năng và nhiệm vụ như thế nào đối với đường ống. Đây là loại van như thế nào và có bắt buộc phải sử dụng hay không? 

 

Trong thực tế chúng ta thi thoảng được nghe cụm từ “Van bypass”. Nhất là đối với các kỹ thuật viên trong các nhà máy, tòa nhà có vận hành các đường ống. Có người nói nó phải là van cầu, người khác nói nó phải là van cửa mới đúng… Vài cuộc tranh luận như thế xảy ra trên diễn đàn cơ điện HVAC. Hôm nay V2P xin tổng hợp lại nội dung về van bypass cho quý bạn đọc tham khảo.

 

1. Van bypass là loại van gì?

Trước tiên cụm từ “bypass” được hiểu là đường vòng, đường tránh, đường dự phòng. Vậy van bypass là van trên đường tránh, đường vòng. Van bypass có thể là bất kỳ loại van nào như: van bướm, van cửa, van cầu, van xiên… Không có bất kỳ quy định nào bắt buộc bạn phải dùng một loại van nào đó làm van bypass cả.

 

Tại sao phải có đường van bypass trong hệ thống?

Trong một hệ thống đường ống có rất nhiều loại van. Nó có thể là van cầu, van cửa, van điều khiển, van giảm áp, van bướm, lọc Y… Nhưng tại sao ta phải là đường bypass vào thêm cơ chứ? Đơn giản là vì các loại van trên đường ống được chia làm 2 loại, bao gồm:

– Van phụ trợ: van một chiều, van bướm, van cửa, lọc Y…

– Van chính: van điều khiển ON/OFF, van cầu hơi, van giảm áp, van tuyến tính, bẫy hơi…

Với các van chính được dùng để kiểm soát, điều tiết lưu lượng của môi chất. Để không ảnh hưởng hệ thống trong quá trình sửa chữa những van trên, người ta sẽ lắp thêm đường van bypass. Khi van chính bị hư hỏng cần sửa chữa, thay thế thì người ta sẽ mở van trên đường bypass để cho môi chất tiếp tục đi qua. Tùy thuộc vào môi chất, loại van chính mà chúng ta sẽ lựa chọn van bypass là loại gì.

VD: với van chính là cụm van giảm áp hơi nóng thì ta chọn van lắp trên đường bypass là van cầu. Phải chọn van cầu mà không chọn van cửa hay van bướm là có lý do. Bởi vì van cầu có thể điều tiết được lưu lượng, áp suất tốt hơn van cửa và van bướm.

chức năng của van bypass là gì

Van bypass cho đường ống chiller, tháp giải nhiệt

Sau khi đọc những phần trên tôi tin chắc bạn nên chọn van gì cho được bypass rồi đấy. Với van chính điều khiển, kiểm soát lưu lượng, nhiệt độ thì tốt nhất là lắp thêm một van tương tự trên đường bypass. Nếu tiết kiệm chi phí có thể chuyển xuống van cầu hoặc van bi.

 

2. Chức năng và nhiệm vụ của van bypass

Như đã trình bày ở phần trên, đường bypass là đường vòng của những loại van chính. Do đó nó có chức năng giúp cho môi chất luôn được lưu chuyển trong đường ống. Tùy thuộc vào môi chất, loại van chính mà chúng ta sẽ lựa chọn van bypass là loại gì. Có thể đơn giản chỉ dùng để cho môi chất đi qua. Hoặc phức tạp hơn là điều tiết lưu lượng hay áp suất.

Tuy không thể hoàn chỉnh được như van chính nhưng cũng phần nào giúp cho hệ thống vẫn hoạt động. Trong một số trường hợp có thể lắp van bypass giống như van chính luôn. Như vậy bypass có mang nhiệm vụ dự phòng thay thế tương tự.

Ví dụ: như van chính là giảm áp, thì van bypass cũng là giảm áp.

 

Có bắt buộc phải lắp van bypass?

Nếu bạn hiểu được tầm quan trọng của bypass thì tôi tin chắc là bạn sẽ không hỏi câu hỏi này. Đường bypass nói chung rất quan trọng trong việc xử lý hư hỏng của van chính. Nó giúp cho hệ thống vẫn hoạt động được mà không phải dừng lại. 

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Đinh Phong -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Sự khác biệt của van bi 2 mảnh 2PC và van bi 3 mảnh 3PC. Các khác biệt về chuẩn thiết kế, ứng dụng và áp suất của 2 loại van bi.

 

Thi thoảng bạn nghe thấy người ta nói van bi 3 mảnh hay van bi 2 mảnh. Có thể bạn chưa biết rõ về những từ này, chúng tôi sẽ giải thích rõ cho bạn biết. 

– Van bi 2 mảnh là loại van bi có thân van được ghép từ 2 mảnh tạo thành. Viết tắt là van bi 2PC (2 piece)

– Van bi 3 mảnh là loại van bi có thân van được ghép từ 3 mảnh tạo thành. Viết tắt là van bi 3PC (3 piece)

Van bi 2PC và 3PC đều được chế tạo bằng bất kỳ vật liệu nào như: thép, gang, inox… Chúng có áp suất và nhiệt độ như nhau

khác biệt giữa van bi 2pc và 3pc

 

Khác biệt của van bi 2PC và 3PC

  VAN BI 2PC (2Mảnh) VAN BI 3PC (3Mảnh)
Cấu tạo thân van Làm từ 2 mảnh ghép Làm từ 3 mảnh ghép
Vật liệu thân gang, thép, inox 304, inox 316 gang, thép, inox 304, inox 316
Tiêu chuẩn thiết kế JIS, ANSI, DIN JIS, ANSI, DIN
Giá Rẻ hơn Đắt hơn 2PC

 

Tại sao phải làm ra 2 loại van bi 2 mảnh và 3 mảnh?

Đó là một câu hỏi hay, tôi cũng đã từng thắc mắc như vậy. Nhưng theo tôi được biết thì van bi 3 mảnh được tạo ra với độ linh hoạt cao. Trong một số ứng dụng việc hư hỏng van bi diễn ra thường xuyên. Mà các hư hổng chủ yếu là seat và ring. Để tiết kiệm chi phí thay mới người ta đã tạo ra loại 3 mảnh. Từ đó có thể dễ dàng thay thế seat, ring của van. Hay việc thay đổi áp suất hoặc nhiệt độ cũng cần phải thay đổi seat, ring. Như vậy thuận tiện hơn so với loại van bi 2 mảnh hoặc liền thân 1 khối.

 

Với loại van bi 1 khối (1 mảnh duy nhất) thì chỉ có loại bỏ và thay một cái mới. Còn đối với van bi 2 mảnh việc thay thế khó hơn 3 mảnh rất nhiều. Van bi 3 mảnh ưu tiên sử dụng cho những ứng dụng cần bảo trì nhiều. Chi phí đầu tư van đầu sẽ cao hơn so với 2 mảnh nhưng về lâu dài nó lại tiết kiệm. Nếu tính chung cả quá trình sử dụng thì van bi 3 mảnh lợi thế hơn rất nhiều.

 

van bi đồng 2 mảnh 2pc Van bi 2PC – Kitz Japan

– Thân đồng

– Áp suất: 42bar

– Nhiệt độ: 180°C

– Dùng: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng

XEM CHI TIẾT

Van bi 1PC – Kitz Japan

– Thân inox 316

– Áp suất: 62bar

– Nhiệt độ: 180°C

– Dùng: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng

XEM CHI TIẾT

van bi inox 2pc 2 mảnh Van bi 2PC – V2P

– Thân: thép, gang, inox 304, inox 316

– Áp suất: 40bar

– Nhiệt độ: 220°C

– Dùng: hơi nóng, nước, khí nén, xăng dầu

XEM CHI TIẾT

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Hữu Mạnh -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Những trung tâm kiểm định van an toàn uy tín

Top những trung tâm kiểm định, hiểu chuẩn van an toàn uy tín nhất tại Việt Nam. Đây là những trung tâm lớn có nhiều năm kinh nghiệm, đầy đủ trang thiết bị, nhân sự. Việc kiểm định/ hiệu chuẩn van an toàn tại đây sẽ đảm bảo hơn.

 

Chúng tôi là đơn vị cung cấp van an toàn nên cũng thường xuyên sử dụng các dịch vụ này. Có một khác biệt nhỏ là các đơn vị kiểm định tại Miền Bắc và Miền Nam. Tại Miền Bắc mặt bằng giá lấy sẽ cao hơn và cũng rất chảnh trong cách làm việc. Một số đơn vị rất lớn nhưng không đủ thiết bị để làm việc. Nếu bạn kiểm định, hiệu chuẩn van nối bích size lớn từ DN40 trở lên. Họ sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm đầu ống nối, mặt bích để họ đấu nối được vào đường ống tại phòng thí nghiệm của họ. Hoặc có thể bạn phải trả phí cho đống đồ đấu nối đó nếu để họ tự làm.

Thú thật là người sử dụng dịch vụ tôi thấy không hài lòng về điều này. Nếu so với các đơn vị tại TP.HCM thì ở Hà Nội thua xa.Tất nhiên cũng có nhiều đơn vị tại Hà Nội cung cấp dịch vụ khá tốt. Có thể quy mô họ nhỏ nhưng tôi đánh giá thái độ, trách nhiệm làm việc của họ cao. Đây là những đúc kết của chúng tôi, dựa trên những gì chúng tôi đã trải qua. Do đó quý vị có thể tham khảo hoặc tự mình tìm đơn vị kiểm định phù hợp yêu cầu. Chúng tôi không nhận bất kỳ lợi ích gì của các trung tâm kiểm định này để PR cho họ.

 

1. Những trung tâm kiểm định van an toàn của Incosaf (Bộ xây dựng)

Đây là trung tâm kiểm định khá lớn trực thuộc Bộ xây dựng. Họ có văn phòng làm việc tại: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM. Chúng tôi đã sử dụng dịch vụ của họ, cảm thấy rất hài lòng về cách làm việc.

Tham khảo: https://incosaf.com/

 

2. Trung tâm kiểm định Vinacontrol

Vinacontrol là một trung tâm lớn, họ cũng có văn phòng tại nhiều thành phố khác nhau.

Tham khảo tại: https://www.vinacontrol.com.vn/

 

3. Trung tâm kiểm định Quatest

Quatest là trung tâm thuộc cục đo lường. Làm tại đây bạn sẽ yên tâm về thiết bị.

– Hà Nội: Quatest 1 (https://quatest1.com.vn/)

– Đà Nẵng: Quatest 2 (http://quatest2.gov.vn/)

– HCM: Quatest 3 (http://www.quatest3.com.vn/)

 

Việc kiểm định van an toàn trước khi lắp đặt và định kỳ hằng năm sẽ giúp chúng ta đảm bảo an toàn. An toàn ở đây là cho hệ thống vì van an toàn giúp hệ thống khỏi sự phá hủy của việc quá áp suất. Bạn không nên tiếc chi phí cho những việc đảm bảo an toàn. Mua an toàn để được bảo vệ an toàn chứ không phải là sự rủi ro.

 

Kết luận

Ngoài các những trung tâm lớn trên thì còn có một số trung tâm vừa và nhỏ của các doanh nghiệp tư nhân khác cũng có dịch vụ kiểm định van an toàn. Chất lượng và dịch vụ cũng tốt nhưng chúng tôi không tiện giới thiệu tới quý bạn. Nếu bạn muốn sự chắc chắn và an toàn hãy sử dụng dịch vụ các trung tâm lớn. Còn nếu bạn biết một số doanh nghiệp khác cũng có thể sử dụng dịch vụ của họ. Trên đây chỉ là các trung tâm mà chúng tôi thường sử dụng để kiểm định và loại van an toàn lò hơi và van an toàn khí nén…

 

trung tâm kiểm định van an toàn Van an toàn Leser – Đức

– Model: 441 

– Xuất xứ: Đức

– Áp suất tối đa: 40bar

– Nhiệt độ tối đa: 450°C

– Dùng cho: nước, khí nén, xăng dầu, dầu nóng, hơi nóng

– Size: DN20 – DN200

Xem chi tiết 

Van an toàn inox Đài Loan

– Xuất xứ: Đài Loan

– Áp suất tối đa: 10bar

– Nhiệt độ tối đa: 180°C

– Size: DN15 – DN50

– Dùng cho: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng, gas

Xem chi tiết

trung tâm kiểm định van an toàn đài loan, hàn quốc Van an toàn YNV – Hàn Quốc

– Model: FSV-1F

– Áp suất tối đa: 11bar

– Nhiệt độ tối đa: 220°C

– Size: DN15 – DN150

– Dùng cho: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng, gas

Xem chi tiết

Van an toàn đồng Đài Loan

– Xuất xứ: Đài Loan

– Áp suất tối đa: 10bar

– Nhiệt độ tối đa: 180°C

– Size: DN15 – DN50

– Dùng cho: nước, khí nén, xăng dầu, hơi nóng, gas

Xem chi tiết

 

Liên hệ tư vấn và mua van an toàn: Mr Phú 0979 35 00 25

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Hữu Mạnh -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Cách điều chỉnh áp suất van giảm áp hơi, khí nén, nước, xăng dầu

Hướng dẫn cách điều chỉnh áp suất của van giảm áp – van điều áp hơi nóng, nước, khí nén. Làm sao để điểu chỉnh áp suất cho phù hợp với các loại van điều áp. 

 

Trên thị trường hiện nay có các van giảm áp (điều áp, tiết lưu) cho nước, hơi nóng, khí nén, gas… Thông thường chúng đều có kết cấu khá tương đồng nhau. Nên việc điều chỉnh áp suất cho những loại van giảm áp này cũng như nhau. Điều khác biệt nhất là vị trí để điều chỉnh áp có thể sẽ khác nhau. Chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị những loại van phổ biến và cách điều chỉnh chúng.

 

1. Quy tắc về cách điều chỉnh áp suất van giảm áp

Trước khi điều chỉnh van giảm áp bạn cần chắc chắn rằng phải có đồng hồ áp suất đặt trước và sau van để biết được áp suất. Tiếp đến thực hiện như sau:

– Nới ốc hãm van để dễ dàng điều chỉnh (một số van có, một số không)

– Tăng áp suất: xoay ốc theo chiều kim đồng hồ

– Giảm áp suất: xoay ốc theo chiều ngược kim đồng hồ

 

Tại sao phải cho áp về 0bar hoặc thấp hơn áp suất đầu ra cần điều chỉnh?

Đơn giản là khi cho áp tăng từ thấp lên thì rất dễ để đạt được áp mong muốn. Nhưng nếu căn chỉnh áp từ cao về thấp thì chắc chắn là rất khó. Khi đó bạn phải cho áp về thấp hẳn hơn áp suất mong muốn và sau đó điều chỉnh lên cần là được.

 

VD: Đồng hồ trước áp là 10bar. Đồng hồ sau áp đang là 7bar và bạn muốn điều chỉnh áp đầu ra là 4bar.

Hãy xoáy ốc theo chiều ngược kim đồng hồ cho áp suất <4bar, có thể là về 0bar cũng được. Sau đó điều chỉnh ốc theo chiều kim đồng hồ lên đến 4bar. Như vậy là bạn đã điều chỉnh được áp ra là 4bar rồi.

Nếu bạn chỉnh 1 lần từ 10bar->4bar thì đồng hồ áp phía sau hiện thị quá hoặc là khó để căn được về chính xác 4bar. Hãy thử đi rồi bạn sẽ thấy :v

 

2. Vị trí để điều chỉnh áp suất trên các loại van giảm áp

Chúng tôi xin giới thiệu vị trí để điều chỉnh áp trên những loại van phổ biến nhất hiện nay. Một số loại thì là ốc chỉnh, một số loại thì có núm chỉnh bằng nhựa. Nhưng việc chỉnh áp suất đều theo như nguyên lý phía trên.

cách điều chỉnh áp suất van giảm áp

 

3. V2P nhà cung cấp van giảm áp uy tín

Chúng tôi chuyên cung cấp các loại van điều áp hơi nóng, nước, khí nén. Đặc biệt là loại điều áp với áp suất cao như van điều áp nước tới 60bar. Van điều áp hơi nóng xuất xứ Hàn Quốc, Nhật Bản với giá tốt.

 

Van giảm áp hơi PN16

– Xuất xứ: Hàn Quốc, Nhật Bản

– Nhiệt độ tối đa: 220°C

– Áp suất đầu vào: 0-16bar

– Áp suất đầu ra: 0.5 – 9bar

– Size: DN15 – DN200

– Dùng: hơi nóng (steam)

XEM CHI TIẾT

Van giảm áp hơi dạng màng PN16

– Xuất xứ: Hàn Quốc, Nhật Bản

– Nhiệt độ tối đa: 220°C

– Áp suất đầu vào: 0.2 – 16bar

– Áp suất đầu ra: 1 – 14bar

– Size: DN15 – DN200

Nối bích: PN16

– Dùng: hơi nóng (steam)

XEM CHI TIẾT

Van giảm áp nước, khí nén áp suất cao

– Xuất xứ: Đức

– Nhiệt độ tối đa: 120°C

– Áp suất đầu vào: 1- 60bar

– Áp suất đầu ra: 0.5 – 50bar

– Size: DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50

– Dùng: hơi nước, khí nén, gas

XEM CHI TIẾT

 

 

Liên hệ tư vấn và báo giá: Mr Phú 0979 35 00 25

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Hữu Mạnh -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Van an toàn được dùng cho khí nén được sản xuất tại Đài Loan hoặc Hàn Quốc. Loại van an toàn đồng, inox 304 hay inox 316 có tay giật hoặc không tay với kết nối ren, bích. Chúng tôi luôn có sẵn các size: 1/2″, 3/4″, 1″, 1.14″, 1.1/2″, 2″ (DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50). Các loại có áp suất 10bar, 15bar, 18bar, 20bar, 25bar, 30bar cho đến 600bar. Giao hàng nhanh chóng với giá tốt.

 

Như chúng ta biết lịch sử van an toàn được sử dụng từ rất lâu rồi. Nó ra đời với mục đích bảo vệ an toàn khi quá áp suất. Vậy van toàn cho khí nén có gì đặc biệt?

1. Van an toàn cho khí nén dùng vào những vị trí nào?

Đây là loại van an toàn được dùng cho môi chất khí nén. Nó được lắp tại bình tích áp khí nén, trên đường ống hoặc tại máy móc sử dụng khí nén. Thông thường van có kích thước nhỏ hơn size DN50 (2″) phù hợp với đường ống khí hiện hành. Tuy nhiên cũng có một số đường ống khí cỡ lớn thì sẽ sử dụng các loại van nối bích lớn hơn DN50.

Khí nén được tạo ra từ máy nén khí sau đó đi tới bình tích áp. Tại đây thông thường bích tích chúng ta thường sử dụng có áp suất thiết kế nhất định. Nếu áp suất vượt áp suất thiết kế sẽ gây nguy hiểm. Nguy hiểm có thể xảy ra như: nổ, vỡ nứt bình gây nguy hiểm cho người sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống chúng ta buộc phải dùng van an toàn. Van được lắp trên bình tích áp, trên đường ống dẫn khí. Khi áp suất tại bình tích, đường ống cao đột ngột thì van sẽ mở và xả khí ra ngoài. Từ đó mà áp suất trong bình (bồn), đường ống giảm xuống.

 

van an toàn inox cho khí nén Van an toàn inox Đài Loan

– Xuất xứ: Đài Loan

– Áp suất: 0 – 20bar

– Nhiệt độ tối đa: 196°C

– Size: DN15 – DN50

– Ứng dụng: khí nén, nước, xăng dầu, hơi nóng

XEM CHI TIẾT

van an toàn đồng dùng cho khí nén Van an toàn đồng Đài Loan

– Xuất xứ: Đài Loan

– Áp suất: 0 – 20bar

– Nhiệt độ tối đa: 180°C

– Size: DN15 – DN50

– Ứng dụng: khí nén, nước, xăng dầu, hơi nóng

XEM CHI TIẾT

 

 

2. Thông số kỹ thuật của van an toàn dùng cho khí

Hiện nay đa phần van an toàn đều dùng được cho các môi chất phổ biến. Từ: nước, khí nén, xăng dầu cho đến hơi nóng. Nhưng do đường ống khí nén phần lớn là có kích cỡ nhỏ hơn 2″ (Φ60). Nên cũng chỉ dùng các loại van an toàn nhỏ hơn 2″ mà thôi. Do vậy mà trên thị trường chủ yếu xuất hiện loại van an toàn nối ren với thân đồng hoặc inox. Chúng rất phù hợp với nhu cầu của môi chất khí nén như: nhỏ gọn, đảm bảo áp xả, giá hấp dẫn.

 

 

– Xuất xứ: Đài Loan, Hàn Quốc

– Nhà sản xuất: LVP, 317, Nicoson, SS, ST, YNV…

– Vật liệu: đồng bronze, inox 304, inox 316

– Đĩa và lò xo: đồng, inox

– Nhiệt độ hoạt động: 0 – 180°C

– Áp suất: 1 – 33bar

– Kết nối: ren NPT, BSPT

– Size: 1/2″, 3/4″, 1″, 1.14″, 1.1/2″, 2″ (DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50)

 

 

3. Các loại van an toàn khí nén tại V2P

Tại V2P chúng tôi cung cấp van an toàn đồng, inox từ Đài Loan với giá cả phải chăng. Áp suất xả thông thường là 10bar, 33bar và có cả những loại đặc biệt với áp suất tới 600bar. Những loại van này được chúng tôi nhập khẩu trực tiếp nên có đầy đủ giấy tờ. Và cũng luôn có sẵn các size từ 15A – 50A đối với nối ren, từ DN50 – DN100 đối với nối bích.

 

Van an toàn Hàn Quốc

– Xuất xứ: Hàn Quốc

– Áp suất: 0 – 33 bar

– Nhiệt độ tối đa: 180°C

– Size: DN15 – DN50

– Ứng dụng: khí nén, nước, xăng dầu, hơi nóng

XEM CHI TIẾT

van an toan ap cao Van an toàn áp suất cao tới 600bar

– Xuất xứ: Đức, Ý

– Áp suất: 0 – 600bar (cài đặt trong khoảng 100-600bar)

– Nhiệt độ tối đa: 400°C

– Size: DN15 – DN50

– Ứng dụng: khí nén, nước, xăng dầu, hơi nóng, gas

XEM CHI TIẾT

 

 

Rất nhiều vụ nổ bồn chứa, bình tích áp thương tâm xảy ra mà quý vị có thể đọc trên báo. Vì vậy hãy lựa chọn những sản phẩm chất lượng do chúng tôi cung cấp. Tất cả đều được cài đặt, hiệu chỉnh áp suất từ cục đo lường Quatest hoặc phòng thí nghiệm Incosaf của Bộ XD. 

 

Liên hệ tư vấn và báo giá: Mr Phú 0979 35 00 25

Hướng dẫn lắp đặt van điện từ đúng kỹ thuật

Cách lắp đặt van điện từ solenoid 12V 24V 220V đúng kỹ thuật. Làm sao để đảm bảo cho van hoạt động tốt và có tuổi thọ lâu dài. Cách đấu điện cho các loại van điện từ thường sử dụng: nước, khí nén, hơi nóng. 

 

 

 

1. Lựa chọn van điện từ trước khi lắp đặt

Trước khi lắp đặt bất kỳ loại van nào ta cần lựa chọn mua van. Mua đúng chủng loại cần thiết: thường đóng hay thường mở, điện áp sử dụng. Ngoài ra nó dùng cho môi chất gì và nhiệt độ là bao nhiêu. Bạn không thể dùng loại chịu được 80°C cho nước nóng ở trạng thái lâu dài hoặc hơi nóng được. Hay bạn không thể dùng loại van điện từ thường cho xăng dầu, khí gas được. Như vậy thì van sẽ chóng hỏng do tác động từ môi chất gây ra.

Rất nhiều trường hợp dùng van điện từ 80°C cho nước nóng ở trạng thái lâu dài. Chỉ vài tháng là van đã hư mà không hiểu tại sao. Hay sử dụng nó cho hơi nóng ở chỉ được 1-2 tháng cũng hư. Chưa kể đến bạn mua đúng loại van điện từ chịu nhiệt 180°C có giá 400-800K dùng cho hơi nóng cũng 4-6 tháng hư. Đó đơn giản là bạn chưa mua đúng loại, chưa gặp đúng người bán hàng tư vấn cho bạn biết. Thành ra bạn mất nhiều tiền hơn, tốt công sức và thời gian nhiều hơn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá và dành thời gian đó cho gia đình.

 

cách lắp đặt van điện từ hơi nóng Van điện từ hơi nóng Round Star

– Xuất xứ: Đài Loan, Trung Quốc

– Thân inox

– Chịu nhiệt tối đa: 180°C

– Điện áp sử dụng: 24V hoặc 220V

– Dùng cho: hơi nước, nước nóng, khí nén, xăng, dầu diesel

XEM CHI TIẾT

Van điện từ hơi nóng Yoshitake -Japan

– Xuất xứ: Nhật

– Thân đồng, inox

– Chịu nhiệt tối đa: 180°C

– Điện áp sử dụng: 220V

– Dùng cho: hơi nước, nước nóng, khí nén, xăng, dầu diesel, dầu nhờn có độ nhớt dưới 20 cSt

XEM CHI TIẾT

cách lắp đặt van điện từ hơi nóng 220V Van điện từ hơi nóng V2P

– Xuất xứ: Đài Loan, Đức

– Thân đồng, inox

– Chịu nhiệt tối đa: 200°C

– Điện áp sử dụng: 24V, 220V

– Dùng cho: hơi nước, nước nóng, 

XEM CHI TIẾT

 

 

2. Lắp đặt van điện từ solenoid đúng kỹ thuật

Việc lắp đặt van đúng kỹ thuật, đúng khuyến cáo sẽ giúp cho tuổi thọ van kéo dài. Từ đó mà hiệu quả sử dụng tăng cao, tiết kiệm chi phí thời gian và tiền bạc cho người sử dụng. Do vậy quý vị nên bớt chút thời gian để xem cách lắp đặt van solenoid chuẩn.

Tùy thuộc vào một số loại van solenoid khác nhau mà có thể lắp đặt vào đường ống theo phương đứng hay ngang được không. Nhưng thông thường thì nên lắp đặt theo phương nằm ngang, mặt coil hướng lên trên. Không nên lắp cuộn coil hướng mặt xuống dưới (xem hình).

Đấu điện cho van điện từ 12V, 24V, 220V

Đối với một số loại van hoặc một số hãng van họ có làm dây dấu sẵn ra bên ngoài thì rất tiện cho việc đấu dây. Thông thường thì chúng sẽ có 2 hoặc 3 dây.

– Với điện áp 12V hoặc 24V thì chỉ có 2 dây. Đấu dây không phân biệt dây dương và dây âm.

– Với điện áp 220V thì có 3 dây, gồm 2 dây điện lưới và 1 dây trung tính tiếp địa. Dây tiếp địa (tiếp đất có màu sắc sặc sỡ khác với 2 dây còn lại).

 

Trường hợp mà không có sẵn dây tại van mà chúng ta bắt buộc phải tháo nắp chụp ra để đấu điện. Thì chúng ta sẽ đấu 2 chân song giống nhau vào điện lưới và 1 chân còn lại nằm theo hướng khác biệt đấu vào tiếp đất (xem hình dưới).

 

Việc lắp đặt như vậy dùng chung cho các loại van điện từ hơi nóng, cho nước, khí nén, xăng dầu, gas… 

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Phạm Cương -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Hướng dẫn lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước đúng kỹ thuật

Hướng dẫn cách lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước nóng, nước thải, nước sạch đúng kỹ thuật. Các yếu tố cần làm khi lắp đặt để đảm bảo đồng hồ không bị sai số, không bị hư trong quá trình sử dụng. 

 

Gần đây nhất chúng tôi nhận được phản hồi của khách hàng về việc đồng hồ đo lưu lượng nước Sensus của chúng tôi bán bị lỗi. Rất nhanh các kỹ thuật viên của chúng tôi đã phát hiện ra có lỗi này do khách lắp đặt không đúng gây ra. Trước đó chúng tôi đã có hướng dẫn lắp đặt cụ thể nhưng có thể do hiện trường không cho phép mà khách không làm theo. Những điều này dẫn đến hư hỏng không đáng có của đồng hồ đo lưu lượng. Tất nhiên chúng tôi vẫn bảo hành bình thường cho khách hàng và hướng dẫn lại cách lắp đặt phù hợp. Nhân câu truyện trên chúng tôi muốn giới thiệu đến quý vị cách lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng đúng kỹ thuật. 

 

Cách lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước đúng chuẩn kỹ thuật

Tùy thuộc từng hãng sản xuất mà có các khuyến cáo lắp đặt khác nhau. Cũng tùy thuộc vào loại đồng hồ đo lưu lượng theo nguyên lý nào mà cách lắp cũng khác nhau. Nhưng cơ bản phải đáp ứng những vấn đề sau đây.

– Đường ống tại vị trí lắp đặt đồng hồ phải là đường ống thẳng. Đoạn ống thẳng phía trước đồng hồ đáp ứng 3m x DN (DN:đường kính ống).

– Đoạn ống phía sau đồng hồ không tạo giới hạn đột ngột như: giảm size ống, khúc co chuyển hướng

– Với đồng hồ đo dạng Turbine (tua bin, cánh quạt) thì nên lắp mặt đồng hồ hướng lên trên theo phương thẳng đứng. Một số loại đồng hồ của Đức như Sensus có thể lắp mặt nằm ngang, nghiêng. Nhưng tuyệt đối không hướng mặt đồng hồ xuống phía dưới theo phương thẳng đứng.

– Lắp đặt đồng hồ theo đúng chiều môi chất chảy trùng với chiều mũi tên trên thân đồng hồ

– Không lắp đặt lọc Y phía trước đồng hồ

lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước đúng kỹ thuật

Hậu quả của việc lắp đồng hồ đo lưu lượng nước không đúng kỹ thuật

Trở lại câu truyện phía đầu bài viết về khách hàng của chúng tôi. Khi lắp đặt sai hoặc không đúng kỹ thuật thì sẽ gây nên các hậu quả như sau:

– Lưu lượng đo được không chính xác do dòng chảy của nước bị ảnh hưởng tạo ra dòng chảy xoáy

– Kim đồng hồ giật tưng tưng và số liệu đo bị sai hoặc không đo được (Xem video dưới). Đây chính là hậu quả của việc đường ống nước trước đồng hồ gấp khúc đột ngột và không thẳng. Từ đó tạo ra dòng chảy không đều làm cho turbine đồng hồ chạy không chính xác.

– Đồng hồ không chạy hoặc màn hình không hiện thị, trong khi nước vẫn chảy đều. Thông thường lỗi trên là do búa nước gây ra, nó phá vỡ cánh turbine đo của đồng hồ.

 

 

 

Chọn mua đồng hồ đo lưu lượng nước tại V2P

Tại V2P chúng tôi chỉ cung cấp duy nhất đồng hồ đo lưu lượng nước của hãng Sensus (Đức) với giá cả phải chăng. Các loại đồng hồ đo nước lạnh, nước nóng tới 150°C của Sensus. Đồng hồ được sản xuất tại Đức có chất lượng tốt, bền bỉ, sai số thấp và luôn có sẵn.

 

Đồng hồ đo lưu lượng Sensus WP Dynamic 50

– Xuất xứ: Sensus – Đức

– Model: WP Dynamic 50

– Nhiệt độ: 0 – 50°C

– Áp suất: 16bar. Nối bích PN16

– Size: DN40 – DN400

– Dùng cho: nước lạnh, nước sạch, nước thải

XEM CHI TIẾT

Đồng hồ đo lưu lượng nước nóng Sensus

– Xuất xứ: Sensus – Đức

– Model: WP Dynamic 130

– Nhiệt độ: 0 -130°C (quá nhiệt tới 150°C)

– Áp suất: 16bar. Nối bích PN16

– Size: DN40-DN400

– Dùng cho: nước nóng ở trạng thái lâu dài

XEM CHI TIẾT

 

 

Liên hệ tư vấn và báo giá cụ thể: Mr Phú 0979 35 00 25

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Phạm Cương -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Tiêu chuẩn Hart Certification là tiêu chuẩn gì? Đôi khi bạn thấy ký hiệu trên trong một số sản phẩm thiết bị chạy điện và bạn thắc mắc không rõ chúng là tiêu chuẩn gì? Cùng V2P tìm hiểu về tiêu chuẩn Hart nhé.

 

 

Vậy tiêu chuẩn Hart Certification là gì?

Hart (Highway Addressable Remote Transducer) là một chuẩn toàn cầu cho việc gửi và nhận thông tin kỹ thuật số kết nối thiết bị hiện trường với hệ thống điều khiển thông qua dòng điện 4-20mA. Nói một cách dễ hiểu là tiêu chuẩn cho các thiết bị điều khiển sử dụng tín hiệu điện 4-20mA.

Tiêu chuẩn Hart được phát minh vào đầu những năm 1990 và trở thành tiêu chuẩn của IEC. Nó được sử dụng phổ biến cho các thiết bị điện điều khiển. Hart được coi là phương thức giao tiếp hai chiều giúp quản lý thiết bị thông qua giao thức tín hiệu. Tín hiệu 4-20mA được cấp cho thiết bị dưới dạng dòng điện. Sau đó sử dụng phần mềm trên máy chủ để chuyển đổi giá trị hiện tại thành giá trị vật lý theo các tham số xác định.

VD: 6mA= 70°C; 7mA=80°C…

 

Giao thức HART cung cấp hai giao tiếp đồng thời là tín hiệu 4-20mA và tín hiệu kỹ thuật số. Nó sử dụng tiêu chuẩn FSK để chồng các tín hiệu giao tiếp kỹ thuật số ở mức thấp lên trên 4-20mA. Vì tín hiệu FSK kỹ thuật số là pha liên tục nên không có nhiễu với tín hiệu 4-20mA. Ngoài ra, HART giao tiếp ở tốc độ 1200 bps mà không làm gián đoạn tín hiệu 4-20mA. Do đó nó được coi là giao thức giao tiếp công nghiệp nhanh và đáng tin cậy nhất.

 

giao thức giao tiếp Hart 4-20mA

 

Các loại van và thiết bị sử dụng giao tiếp Hart 4-20mA

Tại V2P chúng tôi cung cấp các loại van và phụ kiện sử dụng giao tiếp Hart với tín hiệu 4-20mA dùng để điều khiển van và hệ thống. Các loại van tuyến tính và đồng hồ đo lưu lượng hơi nóng, nước. 

 

van cầu tuyến tính giao tính tiêu chuẩn Hart 4-20mA Van cầu tuyến tính 4-20mA

Xem chi tiết

Đồng hồ đo lưu lượng hơi nóng Vortex

Xem chi tiết

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Đức Phú -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Tiêu chuẩn CE Marking là tiêu chuẩn gì? Nó được áp dụng cho những khu vực nào và những hàng hóa nào. Cùng V2P tìm hiểu về ý nghĩa của tiêu chuẩn này nhé.

 

Bạn thường nhìn thấy các ký hiệu CE trên rất nhiều sản phẩm. Từ điện thoại, máy tính, cục sạc cho đến các đồ gia dụng khác. Bạn không hiểu được CE là gì? Vậy hãy tìm hiểu cùng V2P để biết được CE là gì nhé?

 

Tiêu chuẩn CE Marking là gì?

CE Marking viết tắt của (Conformitè Europëenne Mark) hay có ký hiệu là CЄ. Đây là tiêu chuẩn bắt buộc cho nhiều sản phẩm hàng hóa khi chúng được bán tại Châu Âu. Nó được đánh giá bởi nhà sản xuất, nhập khẩu đảm bảo hàng hóa đáp ứng yêu cầu về an toàn, sức khỏe, bảo vệ môi trường của EU. Và hàng hóa được bán ra tại bất kỳ khu vực thành viên nào của EU, không bị giới hạn về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

 

CE marking là gì

 

Các sản phẩm van và phụ kiện đáp ứng tiêu chuẩn CE Marking

Tại V2P, chúng tôi cung cấp nhiều sản phẩm van đáp ứng các tiêu chuẩn CE. Các loại van như van an toàn, van giảm áp, van nút plug, van bi, van cầu, đồng hồ đo lưu lượng… Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn các sản phẩm van và đường ống. Đặc biệt là các sản phẩm van đặc chủng cho các môi chất là hóa chất, các dự án năng lượng, công nghiệp.

 

Đồng hồ đo lưu lượng hơi nóng Vortex

Xem chi tiết

Van an toàn Zetkama 630

– Dùng cho: nước, khí nén, hơi nóng, dầu nóng

Xem chi tiết

 

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá cụ thể cho từng dòng van đáp ứng tiêu chuẩn CE Marking.

Mr Phú 0979 35 00 25

 

Sự khốn nạn đến mức mạt độ của một số đơn vị bán Van trên thị trường. Cách mà họ chơi xấu đối thủ, cách mà họ ném đá dấu tay.

 

 

Trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh này, chúng ta đều gặp những kẻ cơ hội, những kẻ xấu xa. Bọn họ là những con người thể hiện sự ma mãnh, khốn nạn thay vì sự chuyên nghiệp và tốt đẹp. Với bất kỳ hành động nào của họ đều phục vụ mục đích không mấy tốt đẹp. Họ bất chấp luôn thường đạo lý để làm mọi việc xấu để đạt được mục đích. Như nói xấu đối thủ, làm hàng giả: Wonil, hàng giả Geko, khớp nối samwoo… Mà đến cả nhà sản xuất cũng sốc bởi bị làm giả quá nhiều.

Đó là sự suy thoái về mặt đạo đức cũng như nghề nghiệp. Với ngành nghề nào đi nữa thì đạo đức nghề nghiệp cũng luôn được coi trọng. Sự suy thoái về bản chất con người và đạo đức sẽ làm họ dối trá trong kinh doanh. Họ sẽ dối trá khách hàng, cung cấp đến khách hàng những sản phẩm y như họ.

 

 

Những kẻ cơ hội và dối trá trong buôn bán van công nghiệp

Như các bài viết trước đây mà chúng tôi nêu về tình trạng các đơn vị bán van khác ăn cắp các bài viết của chúng tôi. Thì giờ đây họ đã nâng lên một tầm cao mới của sự khốn nạn và dơ bẩn. Đó là báo cáo report trang web láo, họ đã dùng các thủ thuật trên google (GG) để báo cáo theo đạo luật DMCA. Sự khốn nạn đó thể hiện bằng cách họ copy một đoạn bài viết của chúng tôi và đăng tải trên một trang khác. Sau đó họ báo cáo chúng tôi vi phạm bản quyền với GG để cho GG xóa các bài viết của chúng tôi trên mạng.

su khon nan cua cac don vi ban van

 

 

Chưa dừng sự dơ bẩn ở đó, chúng tiếp tục công việc này bằng một trò mới. Chúng bắn các backlink web của chúng tôi tới các trang bẩn bằng các từ khóa tục tĩu. Điều này làm cho GG hiểu rằng chúng tôi là một trang web xấu và đánh tụt hạng chúng tôi. 

 

 

 

Như vậy các bạn có thể thấy rằng sự mạt hạng, khốn nạn và dơ bẩn của của một số đơn vị bán Van như thế nào. Chúng bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích cho web của chúng lên top. Nhưng đời luôn có nhân quả, gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Rồi có ngày chúng sẽ trả giá cho những việc làm của mình.

 

 

Sẽ phải trả giá cho hành động dơ bẩn

Với V2P, khách hàng không vì những việc dơ bẩn của bọn chúng mà không mua hàng của chúng tôi. Bọn chúng càng dìm thì chúng tôi càng nổi và có một điều chứng tỏ rằng chúng tôi là đối thủ mạnh. Chúng tôi luôn tự tin cung cấp đến khách hàng những sản phẩm chất lượng, trung thực với khách hàng. Chứ không dơ bẩn như bọn chúng, mưu mô thủ đoạn với các đơn vị cùng ngành và khách hàng. Bọn chúng không từ thủ đoạn đóng mác hàng để trộn giữa hàng Trung Quốc và Hàn Quốc. Chúng cung cấp đến khách hàng những sản phẩm thủ đoạn như bản chất của bọn chúng.

 

Bằng các thủ thuật mà đội ngũ của chúng tôi đã phát hiện ra các trò dơ bẩn này đến từ ai. Nó là trò dơ bẩn của một đơn vị bán van có trụ sở tại quận Tân Bình, TP.HCM và một đơn vị nữa tại Hà Nội. Chúng tôi đang củng cố các chứng cớ trong thời gian tới để có các thủ tục pháp lý.

Đây như một lời cảnh tỉnh tới bọn chúng cũng như các đơn vị bán van khác. Hãy cạnh tranh lành mạnh, sòng phẳng và có đạo đức. 

V2P phân phối đồng hồ đo áp suất của hãng KINS – KONICS tại Việt Nam. Được sự tin tưởng của hãng KONICS (KINS) thì V2P được chọn làm đại lý phân phối chính thức các sản phẩm của hãng.

 

Cùng sự phát triển của V2P trong những năm qua là sự tin tưởng và ủng hộ của quý khách hàng. Hiện nay để phục vụ thêm nhu cầu về đồng hồ đo áp suất cho quý khách. Chúng tôi đã nhập khẩu và phân phối thương hiệu đồng hồ áp suất KINS (Hàn Quốc). Các sản phẩm của KINS với chất lượng cao có đủ các dải cho các ứng dụng.

KINS được biết đến như một nhà sản xuất các thiết bị đo áp lực, áp suất từ Hàn Quốc. Hãng được thành lập từ 1987 tại Chungcheongbuk, Hàn Quốc. Nhà sản xuất đã đạt các chứng chỉ ISO9001, KS B5305, EN837-1, EN837-3. Thành công vang dội ở quê nhà, KINS nhanh chóng được HAKIN Trung Quốc mua lại công nghệ. Do đó mà đôi khi bạn thấy có trên thị trường các đồng hồ đo áp suất của HAKIN – KONICS.

V2P phân phối đồng hồ KINS tại Việt Nam

 

Các dòng sản phẩm của KINS KONICS được V2P phân phối tại Việt Nam

1. Đồng hồ đo áp suất KONICS KINS 

Các loại đồng hồ đo áp suất với dải áp từ 0-10bar, 0-16bar, 0-20bar, 0-50bar, 0-100bar. Cho đến các loại áp suất cao 200bar, 600bar, 1000bar và 2500bar.

– Pressure gauge: SS-3010, SS-3020, SS-3012, SF-3020, SS-3050, SS-3050S, SS-3070, SS-3075, SS-3090, SS-3130, SS-3132

– Diaphragm Seal Type Pressure Gauge: SS-3031, SS-3032, SS-3033, SS-3037, SS-3040, SS-3055, SS-3056

– Sanitary Pressure Gauge: SS-3131, SS-3132, SS-3133, SS-3134, SS-3135, SS-3136, SS-3137, SS-3138, SS-3139

– Differential Pressure Gauge (Magnetic Series): 2000, 3000, 2010, 3010 Series

 

2. Đồng hồ đo nhiệt độ, cảm biến nhiệt độ

– Thermometer: SS-4010, SS-4020, SS-4023, SS-4025, SS-4030, SS-4061, SS-4062. SS-4063, SS-4064, SS-4065, SS-4065, SS-4066, SS-4067, SS-4068, SS-4071, SS-4072, SS-4073

– Thermocouple: SS-5010, SS-5020, SS-5030, SS-5040

 

Với sự đầu tư lớn mạnh của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Theo sau đó là các nhu cầu sử dụng các thương hiệu Hàn Quốc để phục vụ sản xuất. Với việc V2P phân phối đồng hồ thương hiệu KINS tại Việt Nam. Chúng tôi mong muốn mang lại cho khách hàng những sản phẩm giá trị. Những sản phẩm chất lượng và giá cả phù hợp với người Việt. 

 

V2P: là một đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm công nghiệp bao gồm van, thiết bị đo áp suất, thiết bị điện. Chúng tôi là đại lý chính hãng của AZ, KINS, WEKE, ACE… tại thị trường Việt Nam.

 

Liên hệ tư vấn: Mr Phú 0979 35 00 25

Sự khác biệt giữa mối hàn SW (socket welding) và mối hàn BW (Butt welding). Phân biệt hai loại mối hàn trên trong các bản vẽ và đời sống.

 

 

Trong thực tế thi công hoặc trong các bản vẽ có chú thích các mối hàn BW hay SW. Hoặc bạn được đối tác hỏi mua các phụ kiện hoặc van thép rèn A105 nối hàn mà không rõ. Đôi khi bạn chưa hiểu hoặc chưa phân biệt được. Hôm nay V2P xin tổng hợp lại sự khác biệt giữa hai mối hàn trên. Phân tích ưu nhược điểm của từng loại.

 

1- Mối hàn SW – Socket welding là gì?

Mối hàn SW được viết tắt bởi Socket welding. Là mối hàn dạng ổ cắm theo tiêu chuẩn ASME B16.11 của Mỹ, sau đó hàn đắp phía bên ngoài. Nói một cách dễ hiểu hơn là đực cắm vào cái :)). Ở Việt Nam chúng ta thường gọi nó là hàn lồng. 

Ưu điểm:

– Lắp đặt nhanh chóng dễ dàng hơn, thi công nhanh chóng

– Phù hợp sử dụng cho các đường ống cỡ nhỡ dưới DN50

Nhược điểm

– Giá thành cao hơn BW

– Đường ống nặng hơn so với đường ống hàn BW

– Không phù hợp với đường ống hóa chất ăn mòn vì dễ gây nên đọng hóa chất trong mối nối

mối hàn SW socket welding và BW Butt welding

 

2- Mối hàn BW – Butt Welding là gì?

Mối hàn BW được viết tắt bởi Butt welding. Là mối hàn dạng giáp nối hay còn gọi là ghép mí theo tiêu chuẩn ASME B16.9 của Mỹ. Đầu các ống hoặc phụ kiện được làm vát, sau đó ghép chúng thẳng với nhau và hàn. Phần vát đầu ống hoặc phụ kiện thường là 30°-40°. Mối hàn sau khi hàn sẽ lấp đầy phần vát của ống cũng như phụ kiện. Loại mối hàn này thường sử dụng cho các đường ống chịu nhiệt độ cao, áp suất cao. Ví dụ như trong nhà máy nhiệt điện, điện khí hay lọc hóa dầu.

 

Ưu điểm:

– Giá thành rẻ hơn so với mối hàn SW

– Đường ống nhẹ hơn so với hàn SW

– Sử dụng được cho với các môi chất hóa chất ăn mòn

– Phù hợp cho các đường ống lớn hơn DN50

Nhược điểm

– Giá thành cao hơn BW

– Không phù hợp với đường ống hóa chất vì dễ gây nên đọng hóa chất trong mối nối

– Do hàn giáp mép nên yêu cầu mối hàn cao, tay nghề thợ cũng cao.

 

Kết luận: Như vậy mối hàn BW và mối hàn SW có khác biệt lớn về cách hàn cũng như ứng dụng. Do vậy lựa chọn mối hàn nào sẽ phụ thuộc vào ứng dụng và size đường ống.

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Mạnh Tuấn -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Bảng tổng hợp kích thước cụ thể của mặt bích chuẩn BS EN ANSI và JIS. Những loại mặt bích phổ biến nhất được dùng tại Việt Nam. Bảng tra kích thước dễ hiểu, dễ nhìn và dễ đọc.

 

 

 

Tại Việt Nam hiện nay sử dụng phổ biến ba loại mặt bích với tiêu chuẩn như sau:

– Mặt bích chuẩn BS EN (UK). Đây là loại mặt bích được sử dụng rộng rãi tại Châu Âu theo tiêu chuẩn BS của Anh Quốc.

– Mặt bích chuẩn ASME ANSI. Đây là chuẩn mặt bích được dùng tại Mỹ và Canada, do Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ ban hành. Ở Việt nam nó sử dụng nhiều trong ngành hóa dầu, hóa chất và PCCC.

– Mặt bích chuẩn JIS (Nhật Bản), đây là mặt bích tiêu chuẩn Nhật Bản. Sử dụng khá phổ biến tại Châu Á, đặc biệt tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Ở Việt Nam nó cũng được sử dụng khá nhiều trong các nhà máy của Nhật và Hàn.

 

 

Với mỗi loại mặt bích ở các tiêu chuẩn khác nhau sẽ có thông số kích thước khác nhau. Do vậy mà chúng tôi tổng hợp lại để quý vị có thể tra cứu và chuyển đổi tương đương. Có thể chuyển từ mặt bích ANSI sang BS EN (PN) hoặc JIS để đảm bảo có thể nối kết vừa lỗ ốc. 

Trong các trường hợp khẩn cấp, việc thay thế thiết bị hoặc van trong nhà máy đòi hỏi nhanh chóng. Từ chuyển một van chuẩn ANSI thành một van chuẩn bích BS EN hoặc JIS  là những việc có thể xảy ra. Để đảm bảo cho kết nối được hoàn chỉnh thì việc kiểm tra kích thước mặt bích là rất quan trọng.

 

 

1- Kích thước mặt bích tiêu chuẩn JIS Nhât Bản

Đây là bảng kích thước mặt bích dựa trên tiêu chuẩn JIS B 2220-2004 cho mặt bích thép và JIS B 2239-2004 cho mặt bích gang. Tham khảo chuyển đổi áp suất ANSI sang PN và JIS.

 

kích thước mặt bích chuẩn JIS B 2220 B2239 JIS10K kích thước mặt bích chuẩn JIS B 2220 B2239 JIS16K kích thước mặt bích chuẩn JIS B 2220 B2239 JIS20K

 

2- Kích thước mặt bích tiêu chuẩn ANSI Mỹ

Kích thước loại mặt bích tiêu chuẩn ASME ANSI 150lb và 300lb của Mỹ. Cũng được gọi là mặt bích ANSI Class150 và class300. D

Bảng kích thước mặt bích ANSI class 150 và Class300 theo tiêu chuẩn ASME B 16.42-1998 đối với mặt bích gang dẻo Ductile iron.

kích thước mặt bích chuẩn ANSI B16.42 class150 150lb kích thước mặt bích chuẩn ANSI B16.42 class300 300lb

 

 

Bảng kích thước mặt bích ANSI class 150 và Class300 theo tiêu chuẩn ASME B 16.5-2009 đối với mặt bích thép steel

kích thước mặt bích chuẩn ANSI B16.5 class150 150lb kích thước mặt bích chuẩn ANSI B16.5 class300 300lb

 

 

3- Kích thước mặt bích tiêu chuẩn BS EN (Châu Âu-Anh Quốc)

Kích thước mặt bích loại BS EN dựa theo tiêu chuẩn BS EN 1092-2: 1997 được ban hành vào năm 1997 tại Anh và Châu Âu. Nó bao gồm kích thước mặt bích PN10, PN16 và PN25

kích thước mặt bích chuẩn BS EN PN16 PN10 kích thước mặt bích chuẩn BS EN PN25

 

Kết luận: Như vậy V2P đã tổng hợp đầy đủ kích thước các loại mặt bích chuẩn BS EN ANSI JIS. Chúng tôi còn dẫn chúng cụ thể từ tiêu chuẩn nào cho quý vị hiểu rõ. 

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Phạm Cương -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Bảng tra cứu khối lượng riêng của hầu hết các chất lỏng và khí. Tổng hợp lại một cách dễ hiểu và đơn giản nhất cho bạn đọc.

 

 

Khối lượng riêng (Density) là mật độ khối lượng trên một đơn vị thể của một chất. Nó có thể là chất lỏng, chất khí, chất rắn. Đơn vị của khối lượng riêng là kg/m³ hoặc g/cm³.

V2P xin tổng hợp lại bảng khối lượng riêng (KLR) một cách dễ hiểu nhất cho bạn đọc tham khảo. Thực tế trước khi viết bài này, chúng tôi cũng mất rất nhiều thời gian để tra cứu khối lượng riêng của một số chất. Mặc dù trên mạng internet có nhiều website đưa các bảng KLR, nhưng thực sự nó rất khó hiểu và không có cái bảng nào đầy đủ. Rất ít thông tin được đưa lên, mà chủ yếu quảng cáo theo kiểu đánh hướng sang sản phẩm bán hàng.

 

Do vậy mà chúng tôi quyết định tìm hiểu thật nghiêm túc và tổng hợp lại thành 2 bảng KLR bên dưới. Nó bao gồm rất nhiều chất từ chất lỏng cho đến khí. Tất nhiên là sẽ có thiếu sót rất nhiều nhưng chúng tôi mong bạn đọc góp ý và bổ sung thêm.

 

 

1- Bảng tổng hợp khối lượng riêng của các chất lỏng

Chất lỏng Công thức hóa học Nhiệt độ (độ C) Khối lượng riêng (kg/m3)
Acetone (Axeton) (CH3)2CO 20 791
Aniline (Anilin) C6H5NH2 20 1022
Linseed oil (dầu lanh) 15 930
Ammonia water (approx. 25% NH3) (Amoniac, amoni hydroxit) NH4OH hoặc NH3 20 900
Alcohol (rượu) C2H5OH 20 789
C2H5OH 20 791
Ether (Ete)   18 717
Hydrochloric acid 10% (axit clohydric 10%) HCl 18 1048.2
Hydrochloric acid 20% (axit clohydric 20%) HCl 18 1098.9
Hydrochloric acid 40% (axit clohydric 40%) HCl 18 1199
Olive oil (Dầu Oliu) 18 915
Sea water (nước biển) 4 1026
Caustic potash 10%KOH (Kali hydroxit 10%) KOH 18 1091
Caustic potash 30%KOH (Kali hydroxit 30%) KOH 18 1290
Caustic potash 50%KOH (Kali hydroxit 50%) KOH 18 1510
Gasoline (Xăng) 660-750
Whole Milk (Sữa nguyên chất) 15 1028
Milk (skim)  15 1032
Glycerine (glyxerin) C3H8O3 18 1260
Whale oil (Dầu cá voi) 15 880
Crude oil (Dầu thô) 15 660-750
Acetic acid (Axit axetic, ethanoic) CH3COOH 20 1049
Saline solution 5% (muối Natri clorua, Natri Clorid) NaCl 10345
Saline solution 15% (muối Natri clorua, Natri Clorid) NaCl 18 1109
Saline solution 25% (muối Natri clorua, Natri Clorid) NaCl 18 1189.7
Heavy oil 850-910

 

Bảng số 2 về khối lượng riêng của các chất lỏng

Chất lỏng Công thức hóa học Nhiệt độ (độ C) Khối lượng riêng (kg/m3)
Heavy oil 850-910
Nitric acid 25% (Axit Nitric) HNO3 18 1154
Nitric acid 55% (Axit Nitric) HNO3 18 1314
Nitric acid 100% (Axit Nitric) HNO3 1502
Cylinder oil (Dầu xy lanh) 20 920-940
Spindle oil (Dầu trục chính) 20 890-900
Petroleum kerosene (Dầu hỏa) 15 790-820
Caustic soda 10% (Natri hydroxit) NaOH 18 1109.8
Caustic soda 30% (Natri hydroxit) 18 1329
Caustic soda 50% (Natri hydroxit) 18 1526.8
Tar (Hắc tín) 1110-1260
Turpentine oil (Nhựa thông) 18 870
Rapeseed oil (Dầu cải) 15 910-920
Castor oil (Dầu thầu dầu) 18 961
Beer (Bia của các bợm nhậu) 12 1020-1040
Lard (Mỡ lợn) 15 920
Benzol (Bezen) C6H6 20 879
Sulfuric acid 25% (Axit sunfuric) H2SO4 18 1179.6
Sulfuric acid 50% (Axit sunfuric) H2SO4 18 1397
Sulfuric acid 100% (Axit sunfuric) H2SO4 18 1833
Copper sulfate salt 5% (Đồng Sunfate) CuSO4 1107
CuSO4 18 1167
Fresh water (nước) H2O 0 999.87
Fresh water (nước) H2O 4 1000
Fresh water (nước) H2O 15 999.13
Fresh water (nước) H2O 25 997.07

 

 

 

2- Bảng tổng hợp khối lượng riêng của các chất khí

Khí Công thức hóa học Nguyên tử khối Khối lượng riêng (kg/m3)
Nitrous oxide (Dinitơ monoxide, khí cười hay bóng cười của trẻ trâu) N2O 44 1.978
Acetylene (Axetylen) C2H2 26.04 1.16
Acetone (Axeton) C3H6O 58 2.58
Ammonia gas (khí amoniac) NH3 17.03 0.76
Sulfur dioxide (lưu huỳnh đioxit) SO2 64.06 2.92
Alcohol (rượu) C2H5OH 46.07 2.65
Argon (Khí argon) Ar 39.95 1.78
Aldehyde (Khí an đê hít) C2H4O 44 1.96
Sulfur (Khí lưu huỳnh) S2 64 2.85
Carbon monoxide (Cacbon monoxit) CO 28.01 1.250
Ethane (Etan) C2H6 30.07 1.34
Ethylene (Êtilen) C2H4 28.05 1.26
Ether (ete) (C2H5)2O 74 3.30
Hydrochloric acid (Axit clohydric) HCl 36.46 1.63
Carbonate chloride (Coban clorua) CoCl2 99 4.42
Chlorine (Khí Clo) Cl2 70.91 3.16
Xylol (Xylen)  C8H10
106 4.72
Chloroform (triclomêtan, mêtyl triclorua) CHCl3 119.5 5.30
Air (không khí) 28.96 1.293
Nitrogen oxide (nitơ mônôxít) NO 30 1.34

 

 

 

Bảng số 2 về khối lượng riêng của các chất khí

Khí Công thức hóa học Nguyên tử khối Khối lượng riêng (kg/m3)
Oxygen (Khí oxy) O2 32 1.43
Cyanogen  C2N2 52 2.32
Hydrogen cyanide  (Hidro xyanua, Axit xianhiđric) CNH 27 1.22
Bromine (Brom) Br2 160 6.87
Mercury (Thủy ngân) Hg 200 9.02
Steam (100˚C) (Hơi nước 100˚C) H2O 18.02 0.60
Hydrogen (Khí hydro) H2 2.02 0.09
Carbon dioxide (Cacbon đioxit) CO2 44 1.97
Nitrogen (khí ni tơ) N2 28.01 1.25
12.54 0.56
Toluene C7H8 92.15 4.10
Naphthalene (Naphtalen) C10H8 128 5.72
Helium (Khí Heli) He 4 0.178
Benzene (Benzen) C6H6 78.12 3.48
Propane C3H8 44.11 1.96
Pentane (Pentan) C5H12 72.15 3.22
Methane (marsh gas) (Khí metan tự nhiên) CH4 16.4 0.717
Hydrogen sulfide (Hyđro sunfua) H2S 34.08 1.54
Carbon disulfide (Cacbon đisunfua) CS2 76.14 3.42
Sulfuric acid (Axit sunfuric) H2SO4 98 2.78
Hydrogen phosphide (Phốt phin) PH3 34 1.53

 

Như vậy là chúng tôi đã tổng hợp cơ bản về khối lượng riêng của các chất lỏng và khí. Sẽ có thiếu xót về các chất rắn khác mà chúng tôi sẽ cập nhật trong bài viết sau.

 

Hy vọng nó sẽ hữu ích cho quý vị trong công việc hoặc học tập. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẽ bài viết  của chúng tôi trên facebook của bạn. Cảm ơn

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Đinh Phong -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Làm sao để phân biệt được inox 201 và inox 304 316 trong đời sống hàng ngày. Cách phân biệt đơn giản nhất để không bị lừa mua phải inox 201 cấp thấp mà phải trả tiền cho inox 304.

 

 

Thực tế hiện nay inox được sử dụng rất phổ biến trong đời sống, công nghiệp. Từ các vật dụng gia đình cho đến các trang thiết bị máy móc trong nhà máy. Để tránh bị lừa gạt hay mua phải sản phẩm inox 201 với giá 316. Chúng tôi sẽ hướng dẫn quý vị cách phân biệt đơn giản nhất có thể.

Inox là tên gọi tiếng Pháp của thép không gỉ. Trong tiếng Anh nó được gọi là Stainless steel, nó là hợp kim của thép với crom (Cr) 10.5% trở lên. Thép không gỉ có tính năng chống ăn mòn, càng tăng tỷ lệ Crom thì chống ăn mòn càng cao. Inox được tạo ra ở dạng cuộn, dạng thanh tròn hoặc hình hộp. Phù hợp với sản xuất công nghiệp cho tất cả các ngành nghề.

 

– Inox 304 và inox 316 có cùng độ cứng, độ bền, không có từ tính, khó rỉ sét. Nhưng inox 316 có khả năng chịụ nhiệt và chống ăn mòn tốt hơn inox 304. Nếu so với inox 201 thì inox 304 và inox 316 có độ cứng cao hơn và chống ăn mòn tốt hơn.

– Inox 201 là inox kém chất lượng. Nó có độ cứng thấp và khả năng chống ăn mòn kém hơn so với inox 304 và inox316. Đặc biệt là nó khả năng từ tính và rất dễ rỉ sét.

 

Tham khảo bài: Ký hiệu vật liệu trên thân van

 

Phân biệt inox 201 và inox 304 316 bằng nam châm

Khi tăng tỷ lệ Crom lên cao thì inox sẽ mất từ tính và tăng cường khả năng chống ăn mòn. Do đó mà ta có thể sử dụng nam châm như một biệt pháp để thử.

Ta dùng nam châm đặt vào inox, nếu nó dính thì đó là inox 201. Còn ngược lại, nếu nó k dính bám thì đó là inox 304 và inox 316.

 

phân biệt inox 304 và inox 316

Phân biệt inox 201 và inox 304 316 bằng axit

Tỷ lệ Crom trong inox tăng cao thì khả năng chống ăn mòn càng cao. Vì vậy mà dùng axit cũng có thể phân biệt được inox 201 và inox 304 hay inox 316. Nhưng đây là biện pháp phức tạp hơn so với dùng nam châm nhưng nó cũng thuộc dạng dễ thực hiện.

Bạn có thể xin 1 ít axit từ cửa hàng sửa chữa xe máy hoặc gara ô tô. Dùng axit đổ lên inox mà bạn đã mua hoặc có ý định mua.

– Nếu tấm inox bị chuyển thành màu xám hoặc xám đỏ thì nó là inox 201

– Nếu tấm inox không có phản ứng gì thì nó là inox 304 hoặc inox 316

 

phân biệt inox 304 316 và inox 201

 

 Tham khảo: Tiêu chuẩn van ANSI và API của Mỹ

 

Kiểm tra van inox 201, inox 304, inox 316 bằng cách nào?

Cũng như cách kiểm tra bình thường bằng nam châm và axit ở trên. Như vậy là quý vị có thể kiểm tra được van vòi mà quý vị mua có phải là inox 304 hay inox 316 hay không. Thường trên thị trường các sản phẩm van inox giả dạng đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Hoặc các loại van của Hàn và Đài Loan nhưng là hàng TQ đóng mác.

Các doanh nghiệp vì lợi nhuận nên đặt hàng van inox mác thấp 201, 410 từ Trung Quốc sau đó rao bán với giá rất rẻ. Thậm chí trên thân van còn đúc nổi inox 304 và inox 316 nhưng thật chất là inox 410 với giá rẻ hơn rất nhiều.

Nếu quý vị mua van inox của một thường hiệu từ Hàn Quốc và Đài Loan với giá rất rẻ thì Quý vị tự hiểu là van inox đó từ đâu rồi đó.

 

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Đức Phú -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Hôm nay chúng tôi muốn so sánh sự khác biệt giữa các kết nối ren giữa chuẩn NPT và BSPT BSPP. Hình ảnh so sánh để chúng ta dễ hình dung được sự khác biệt trên. Sự khác biệt giữa chuẩn G thread, R thread và NPT thread. 

 

 

Có rất nhiều các tiêu chuẩn kết nối ren khác nhau giữa các nước và các khu vực. Mỗi khu vực hoặc các nền kinh tế lớn đều hình thành các tiêu chuẩn riêng của mình. Tôi nhận được khá nhiều câu hỏi như: ren PT là gì em? ren NPT là gì em?. Do vậy hôm nay chúng tôi muốn so sánh sự khác biệt của các kết nối ren giữa chuẩn NPT và BSPT, BSPP. Hy vọng nó sẽ giúp bạn phân biệt được các chuẩn ren phổ biến hiện nay.

Trong các kết nối ren đường ống, bulong, thiết bị công nghiệp, van, đều sử dụng các chuẩn khác nhau. Điều quan trọng là biết đúng chuẩn để tạo ren và mua đúng thiết bị.

 

 

Kết nối ren NPT

Kết nối ren NPT (NPT thread) (National Pipe Taper) là kết nối theo tiêu chuẩn của Mỹ. Nó thường được sử dụng nhiều tại khu vực Bắc Mỹ như Canada, Mỹ, Mexico. Hay như các trang thiết bị được Mỹ sản xuất hoặc sản xuất theo tiêu chuẩn của Mỹ thì đều sử dụng kết nối ren này. 

Kết nối NPT có hình dạng côn tức là đường kính đỉnh các đầu ren sẽ nhỏ dần đi (xem hình). Góc giữa 2 đỉnh ren và đáy tạo nên một góc 60°. Loại ren này cũng thường được sử dụng nhiều tại Việt Nam.

 

Sự khác biệt giữa các kết nối ren NPT BSPT BSPP

 

Kết nối ren BSPT (còn gọi là ren PT hay ren R) và sự khác biệt

BSPT (BSPT thread) là chuẩn kết nối ren của Anh (UK), nó sử dụng phổ biến tại Anh và Châu Âu. Thậm chí là phổ biến hơn cả ren NPT tại Châu Á. Cũng giống như chuẩn NPT, nó có kết nối ren kiểu côn. Nhưng góc tạo giữa hai đỉnh ren và đáy là 55°. Ngoài ra chuẩn kết nối BSPT còn được gọi là chuẩn R, Rp (R thread) hay PT thread. Đừng bất ngờ khi các tài liệu tại Châu Âu ký hiệu là chuẩn R thread nhé. Nếu vậy hãy nhớ ngay nó chính xác là BSPT.

 

sự khác biệt của chuẩn nối ren NPT BSP

 

Kết nối ren BSPP (hay còn gọi là G thread)

Chuẩn kết nối BSPT cũng là chuẩn của Anh và được sử dụng cũng khá phổ biến tại Châu Âu. Khác với người anh em BSPT, thì BSPP là chuẩn kết nối thẳng. Nó còn được gọi với tên là chuẩn kết nối ren G (G thread). Rất nhiều các tài liệu Châu Âu hay gọi là chuẩn ren G. Nên khi nghe thấy hãy nhớ nó là BSPP, một chuẩn ren nối thẳng của Anh Quốc nhé. 

Chuẩn BSPP được dùng khá phổ biến ở Việt Nam nhưng mà vẫn thua chuẩn BSPT nhé. Các loại van hay phụ kiện đường ống đều sử dụng chuẩn này. 

 

Xem thêm: Tiêu chuẩn van ANSI và API của Mỹ

 

 

van an toàn inox nối ren NPT BSPT BSPP Van an toàn inox Đài Loan

– Xuất xứ: Đài Loan

– Áp suất tối đa: 10bar

– Nhiệt độ tối đa: 180°C

– Size: DN15 – DN50

– Nối ren: NPT

– Ứng dụng: nước, khí nén, hơi nóng, xăng dầu

Xem chi tiết

van an toàn đồng nối ren NPT Van an toàn đồng Đài Loan

– Xuất xứ: Đài Loan

– Áp suất tối đa: 10bar

– Nhiệt độ tối đa: 180°C

– Size: DN15 – DN50

– Nối ren: NPT

– Ứng dụng: nước, khí nén, hơi nóng, xăng dầu

Xem chi tiết

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Đức Phú -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link gốc khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Sự khác biệt của van bi full bore và van bi reduce bore. Nên sử dụng loại van bi nào cho phù hợp với ứng dụng?

 

 

Vào tháng trước, tôi đã được khách hàng hỏi về van bi full bore là gì? Tôi nghĩ đây là một ý tưởng tuyệt vời để chia sẽ tới bạn đọc.

Trong các trích dẫn sử dụng van hoặc các tài liệu liên quan đến van khi thiết kế hệ thống. Người ta sẽ đưa rõ thông tin về van, đặc biệt là van bi. Các dây truyền máy móc cho ngành dầu khí hoặc bất kỳ nơi nào khác. Khi bạn nghe thấy nói về van bi (full bore ball valve ) hoặc reduce bore. Thì chắc chắn rằng họ đang nói về kiểu van bi khác nhau. 

Có hai thuật ngữ là full bore và full port, cả hai hoàn toàn giống nhau. Chỉ có khác là full port là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành dầu khí. Hay thuật ngữ reduced bore và reduced port cũng thế, cả hai đều giống nhau. Và được hiểu là như nhau.

 

Trước tiên ta cùng tìm hiểu qua về van bi

Van bi (ball valve) là loại van đóng mở nhanh, được sử dụng cho rất nhiều môi chất của tất cả các ngành công nghiệp. Từ các ứng dụng phổ thông đến ứng dụng đặc biệt.

 

Sự khác biệt của van bi full bore (full port) và van bi reduce bore (reduce port)

Quan sát hình ảnh so sánh dưới đây ta thấy rằng:

– Van bi full port (full bore): là loại van có đường kính lỗ thân bi trùng với đường kính của ống dẫn. Như vậy là môi chất đi qua loại van bi full port sẽ không bị ảnh hưởng về lưu lượng và áp suất. Giá của van full bore cao hơn so với reduce bore.

– Van bi reduce port (reduce bore): là loại van có đường kính lỗ thân bi nhỏ hơn so với đường kính của ống dẫn. Như vậy là môi chất đi qua loại van bi reduce port sẽ bị giảm lưu lượng và tụt áp suất. Giá của van reduce bore rẻ hơn so với full bore.

sự khác biệt của van bi full bore và reduce bore

 

sự khác biệt của van bi full bore và van bi reduce bore

 

Bây giờ thì mọi người đã hiểu sự khác nhau của hai loại van bi trên rồi chứ. Tùy vào ứng dụng cần thiết mà chúng ta sử dụng loại full-port hoặc loại reduce port. Nhưng thường thấy trong ngành dầu khí sẽ dùng loại van bi full port (full bore) vì để tránh ảnh hưởng tới lưu lượng và áp suất. Ngoài ra nó còn về vấn đề vệ sinh đường ống dầu. Một thiết bị vệ sinh được đưa vào trong đường ống để làm sạch. Sẽ rất dễ dàng nếu sử dụng van full port, điều đó làm cho thiết bị nhanh chóng đi qua van. Còn nếu sử dụng loại reduce port thì nó làm cản trở việc vệ sinh và đi qua của thiết bị làm sạch.

 

Các loại van bi mà bạn có thể tham khảo

 

van bi class 300 van bi class 150

Tiêu chuẩn về van ANSI và API được Mỹ ban bố. Nó nói về các tiêu chuẩn chất lượng của van được sử dụng cho các ngành nghề như PCCC, xăng dầu, hóa chất..

 

 

Như chúng ta đã biết van được sử dụng trong rất nhiều các ngành công nghiệp khác nhau. Đặc biệt là là ngành hóa dầu, nơi mà rủi ro về cháy nổ cao. Do vậy mà các van sẽ được thiết kế đặc biệt hơn để có thể hoạt động với nhiệt độ cao của lửa. 

Đa số các dòng van PCCC và van cho ngành hóa dầu tại Việt Nam đều sử dụng chuẩn Class. Do đó mà các tiêu được sử dụng đều theo chuẩn của Mỹ. 

 

Tiêu chuẩn về van ANSI

Tổng quan về Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ – ANSI – tiêu chuẩn van

Tên mã tiêu chuẩn ANSI 

Tên tiêu chuẩn ANSI

ANSI A126

Đúc sắt xám cho mặt bích van và phụ kiện đường ống

ANSI A181

Thông số kỹ thuật tiêu chuẩn cho các phụ kiện, van và các bộ phận nối bích có mặt bích rèn hoặc cuộn bằng thép rèn cho các dịch vụ chung

ANSI B16.10

Kích thước mặt đối mặt và mặt cuối – đầu cuối của van màu

ANSI B16.34

Van thép

ANSI B127.1

Giá trị dầu không đổi – mức

 

 

Tiêu chuẩn về van API

Tổng quan về Viện Dầu khí Hoa Kỳ – API – 

Viện Dầu khí Hoa Kỳ ban bố các tiêu chuẩn liên quan đến van dùng cho ngành hóa dầu, dầu khí. Nó được áp dụng cho cả các van trong hệ PCCC, nơi mà van phải chịu được hỏa hoạn.

Tên mã chuẩn API

Tên chuẩn API

API SPEC6D

Bổ sung 1 cho đặc điểm kỹ thuật api spec 6D (phiên bản thứ mười sáu) cho van đường ống

API STD6D

Cổng thép cắm bi và van kiểm tra cho dịch vụ đường ống

API STD6D

Đặc điểm kỹ thuật API cho cổng thép mặt bích và van phích cắm cho dịch vụ khoan và sản xuất

API SPE14D

Đặc điểm kỹ thuật API cho van an toàn bề mặt giếng khoan cho dịch vụ ngoài khơi

API 526

Van xả an toàn bằng thép mặt bích

API 527

Độ kín của ghế thương mại của van giảm an toàn bằng kim loại – đến ghế bằng kim loại

API 528

Tiêu chuẩn API cho danh pháp bảng tên van xả an toàn

API 529

Đúc – rèn van phích cắm bằng thép kết thúc có mặt bích

API 594

Wafer – loại van kiểm tra

API 595

Van cổng bằng gang có đầu bích

API 597

Van cổng venturi bằng thép kết thúc bằng mặt bích hoặc hàn đối đầu

API 598

Kiểm tra và thử nghiệm van

API 599

Van phích cắm bằng thép kết thúc hàn mặt bích hoặc hàn đối đầu

API 600

Mặt bích và hàn – cổng thép kết thúc và van cắm để sử dụng trong nhà máy lọc dầu

API 602

Van cổng thép carbon thiết kế nhỏ gọn để sử dụng trong nhà máy lọc dầu

API 603

Van cổng chống ăn mòn tường – nhẹ 150 pound dùng cho nhà máy lọc dầu

API 604

Van cổng sắt dễ uốn kết thúc bằng mặt bích

API 607

Kiểm tra khả năng chống cháy của van bi có mặt tiếp xúc mềm

API 609

Van bướm đến 150 psig và 150 F

API SPEC 6FA

Đặc điểm kỹ thuật để kiểm tra lửa cho van

API SPEC 6FC

Đặc điểm kỹ thuật để thử lửa đối với van có ghế sau tự động

API BULL 6RS

Bản tin về các tiêu chuẩn tham chiếu cho ủy ban 6, tiêu chuẩn hóa van và thiết bị đầu giếng

API RP 11V6

Khuyến nghị thực hành để thiết kế lắp đặt thang máy khí dòng chảy liên tục sử dụng van vận hành bằng áp suất phun phiên bản đầu tiên

API RP 11V7

Thực hành được khuyến nghị để sửa chữa, thử nghiệm và lắp đặt van nâng khí

API RP 520 PT 1

Định cỡ, lựa chọn và lắp đặt các thiết bị giảm áp trong nhà máy lọc dầu Phần 1- định cỡ và lựa chọn

API RP 574

Kiểm tra đường ống, ống dẫn, van và phụ kiện phiên bản đầu tiên, thay thế hướng dẫn kiểm tra thiết bị lọc dầu Chương XI

API RP 576

Kiểm tra các thiết bị giảm áp phiên bản đầu tiên

API STD 608

Van bi kim loại mặt bích, ren và đầu hàn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

tiêu chuẩn API 607 part cho van ANSI VÀ API

Van tiêu chuẩn API và ANSI được sử dụng tại Việt Nam.

Các tiêu chuẩn về van API và ANSI được sử dụng nhiều tại Việt Nam. Các nhà sản xuất van trên thế giới khi sản xuất các dòng van này đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn trên.

Trong một số dự án về PCCC, các nhà thầu vì để gia tăng lợi nhuận đã mua những loại van trôi nổi trên thị trường. Đến khi nghiệm thu thì không đáp ứng được về các tiêu chuẩn API. Lúc này họ mới té ngửa ra là phải đáp ứng được các tiêu chuẩn này mới được nghiệm thu và thanh toán. Những nhà thầu chuyên nghiệp, họ đã xây lắp nhiều hoặc thực hiện nhiều các dự án và họ có kinh nghiệm. Khi họ mua van họ đã phải bắt các nhà cung cấp trình các giấy tờ API 607 Part4 hay API 6FA liên quan đến van bi.

 

Chúng tôi đã từng gặp một vài nhà thầu khi mua hàng trôi nổi sao đó không có giấy tờ và chạy loạn lên nhờ giúp đỡ. Chúng tôi cũng từ chối vì nó nằm ngoài khả năng của chúng tôi. Hơn ai hết là chúng tôi hiểu được là những việc làm như này sẽ gây nguy hiểm cho dự án.

Sử dụng hơi nước trong quy trình sản xuất bia tại các nhà máy

Hơi nước bão hòa được sử dụng rất nhiều trong quy trình sản xuất bia. Cùng V2P tìm hiểu về quá trình sản xuất bia và thấy được tầm quan trọng của hơi nước. 

 

 

Bia là loại đồ uống lên men được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Bia đã được người cổ đại nấu vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Ngày nay, Bia là một phần không thể thiếu của mỗi tủ lạnh của gia đình và trong bàn nhậu.

Với bất kỳ nhà máy bia nào lớn nhất hay bé nhất thì trên thế giới thì họ đều có hệ thống nồi hơi. Nồi hơi là một phần không thể thiếu trong tất cả các nhà máy bia. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình sử dụng hơi cho sản xuất và chưng cất bia.

 

1- Quy trình sản xuất bia

Hãy xem hình ảnh dưới để thấy được rằng bia đã được sản xuất như thế nào. Quy trình sản xuất bia gồm các giai đoạn chính như sau:

– Công đoạn nghiền: Mạch nha, lúa mạch được nghiền nhỏ và mịn

– Công đoạn nấu và tách vỏ: Bột lúa mạch được nấu với nước nóng, quấy đều sau đó loại bỏ vỏ

– Công đoạn đun sôi và thêm hoa bia: Sau khi loại bỏ vỏ có được hèm bia (dung dịch malt) đem đun sôi và cho thêm hoa bia

– Công đoạn lắng bỏ cặn: Loại bỏ chất rắn trong hèm bia (dung dịch malt)

– Công đoạn làm lạnh: Làm lạnh đến nhiệt độ cần thiết để lên men

– Công đoạn lên men: Men được cho vào sẽ hấp thụ và lên men, từ đó sinh ra bia non

– Công đoạn ủ: Cần 1 thời gian vài tuần để bia có hương vị và khí CO2 được tạo ra trong quá trình này

– Công đoạn lọc: loại bỏ men bia và cặn trong quá trình ủ

– Công đoạn đóng gói: Bia được chuyển lên tháp và được dẫn ra dây chuyền triết rót, đóng gói và phân phối đến các bợm nhậu

quá trình sản xuất bia hơi

2- Hơi nước chất lượng trong quy trình sản xuất bia

 Nhu cầu về hơi nước chất lượng cao luôn tồn tại trong các ngành sản xuất và đặc biệt là Bia. Hơi nước được sản xuất từ nồi hơi và được đưa đến các quá trình sản xuất bia. Một đặc tính rất quan trọng của hơi nước bão hòa là nhiệt độ liên quan trực tiếp đến áp suất. Do đó mà nhiệt độ của quá trình sản xuất khác nhau, có thể được kiểm soát chính xác bởi áp suất hơi nước.

 

Hầu hết các nhà máy bia đều sử dụng hơi nước với áp suất từ 7-10bar. Để đạt được hơi nước khô chất lượng cao, ta phải lấy bớt nước ngưng mất nhiệt trong đường ống. Việc này được thực hiện bởi các loại bẫy hơi phao và bộ lọc tách nước. Nước ngưng lấy ra sẽ tái sử dụng cho nồi hơi hoặc phục vụ sản xuất.

 

3- Hơi nước được sử dụng tại những vị trí nào trong quy trình sản xuất bia

Phần lớn hơi nước được sử dụng tại công đoạn nấu, tách vỏ và công đoạn đun sôi. Chỉ riêng hai công đoạn này có thể chiếm đến 50% tải hơi nước sử dụng. Ngoài ra hơi nước cũng được sử dụng cho các quá trình

– Thanh trùng

– Sản xuất rượu nóng

– Xúc rửa chai

– CIP

 

4- Thu hồi và tái sử dụng nước ngưng trong nhà máy bia

Khoảng 25% nhiệt lượng được sử dụng để tạo ra hơi nước ở 5bar vẫn còn trong nước ngưng khi hơi nước bị ngưng tụ. Nước ngưng được gom từ các đầu ra của bẫy hơi và bộ tách nước. Tất cả được đưa về bồn chứa chung và từ đó được bơm về vị trí của nồi hơi để tái sử dụng.

Việc tái sử dụng nước ngưng sẽ giúp tiết kiệm được chi phí nhiên liệu đốt, hóa chất, thời gian và giảm khí thải. Giúp nhà máy tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc trong quá trình sản xuất. Việc thu hồi rất đơn giản bằng cách sử dụng bộ thu hồi nước ngưng từ V2P.

 

Bộ bơm cơ học thu hồi nước ngưng

– Xuất xứ: Nhật Bản

– Nguyên lý bơm dựa áp suất hơi

– Nhiệt độ tối đa: 180°C

– Lưu lượng thoát tối đa: 8.500kg/h

– Sử dụng thu hồi nước ngưng đường hơi nóng

– Bảo hành 18 tháng

XEM CHI TIẾT

 

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về các loại van giảm áp hơi, van cầu hơi nóng và van điều khiển sử dụng cho ngành Bia.

Liên hệ: Mr Phú 0979 35 00 25

 

 

Công thức tính lưu lượng hơi nước bão hòa qua đường ống

Công thức tính lưu lượng hơi nước bão hòa được sử dụng để tính lưu lượng của hơi qua một đường ống có kích thước cụ thể. Việc tính toán giúp ta ước lượng được lưu lượng hơi sử dụng. Từ đó biết được hiệu quả của việc tiết kiệm nhiên liệu đốt, hoá chất…

 

 

Chúng ta biết rằng ngành hơi nước không phải là một ngành khoa học. Do vậy mà các tính toán trong ngành hơi nước thường mang tính tương đối. Mặc dù hơi nước được sử dụng từ rất lâu và cũng được ứng dụng vào công nghiệp rất sớm. Nhưng nó mới thực sự phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 20. Con người đã tìm cách kiểm soát hơi nước một cách chặt chẽ và chính xác hơn nhờ vào các tính toán.

Ngày nay khi việc sử dụng nhiên liệu tiết kiệm được đề cao. Việc đo lường và tính toán lưu lượng hơi nước được thực hiện một cách nghiêm túc. Với việc kiểm soát trong sản xuất mà người ta đã sử dụng nhiều loại đồng hồ đo lưu lượng hơi. Nhưng nó chỉ được sử dụng trong các nhà máy lớn hoặc các dự án. Việc tính toán lưu lượng cho các nhà máy nhỏ hoặc các dự án đang xây dựng là điều không thể.

 

 

1- Làm thế nào để tính toán được lưu lượng hơi nước bão hòa trong đường ống

Công thức dưới đây được chúng tôi lấy từ hãng TLV của Nhật Bản. Công thức tính dựa trên các yếu tố: kích thước đường ống, áp suất hơi, vận tốc hơi.

 

công thức tính lưu lượng hơi nước bão hoà

Do hơi nước bão hòa ở trạng thái hơi nhưng nhiệt độ khác nhau. Do vậy mà “khối lượng riêng” sẽ khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiệt độ. Bảng tra khối lượng riêng của hơi nước bão hòa dựa trên áp suất và nhiệt độ. Tức là bạn có thể biết nhiệt độ hoặc áp suất và từ đó tra bảng dưới để ra khối lượng riêng.

VD: tại áp suất 6bar thì khối lượng riêng của hơi nước V=0.272

VD: Tại nhiệt độ 180 độ thì khối lượng riêng của hơi nước V=0.194

 

Bảng tra áp suất, nhiệt độ và khối lượng riêng của hơi nước bão hòa

 

Bảng tra vận tốc tiêu chuẩn của hơi nước bão hòa

Có một vướng mắc mà tôi nghĩ bạn sẽ khó tìm hiểu được. Đó là tính vận tốc (v) của hơi nước như thế nào trong khi bạn cũng đang đi tính lưu lượng hơi. Do vậy mà tôi xin giới thiệu bảng vận tốc tiêu chuẩn như bên dưới. Lưu ý rằng đây là vận tốc tiêu chuẩn để đảm bảo đường ống ít bị mài mòn. Thực tế có thể là vận tốc sẽ lớn hơn, khi vận tốc lớn hơn thì đường ống sẽ bị bào mòn nhiều hơn.

Dựa theo tiêu chuẩn của Nhật Bản JIS F 7101 (Shipbuilding – Pipes of machinery – Standard velocity of flow) thì ta sẽ có bảng vận tốc tiêu chuẩn cho các môi chất như sau:

Bạn có thể tham khảo công thức trên để tính toán lưu lượng của hơi nước bão hòa. Hoặc nếu tài chính dư dả bạn có thể mua đồng hồ đo lưu lượng hơi để kiểm soát chính xác hơn.

 

2- Mua đồng hồ đo lưu lượng hơi với giá tốt

Việc sử dụng đồng hồ đo lưu lượng hơi sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cho việc tính toán. Tất nhiên đồng hồ sai số chỉ là 1% – 1.5% mà thôi. Nhưng việc sử dụng đồng hồ đo lưu lượng hơi giá tốt thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Hãy liên hệ để tư vấn: Mr Phong O936 662 69O

 

đồng hồ đo tính lưu lượng hơi nước bão hòa Đồng hồ đo lưu lượng hơi nóng Vortex

– Nguyên lý đo Vortex

– Body: inox 304, inox 316

– Nhiệt độ sử dụng: -20°C…+300°C

– Màn hình LCD 

– Sai số: ±1%

– Sử dụng điện 24V hoặc pin 24V

– Tín hiệu đầu ra: 4-20mA, pluse

– Tiêu chuẩn: IP68

– Tiêu chuẩn sản xuất: ISO9001, ISO14001, CE Market, SIL, PCEC, Hart…

– Size: DN15 – DN500 (nối bích)

XEM CHI TIẾT

 

Bài viết được biên tập bởi kỹ sư Đinh Phong -V2P. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác giả bằng cách dẫn link về bài viết này khi bạn sao chép từ đây. Cảm ơn.

Các lưu ý về lựa chọn và lắp đặt nồi hơi điện cho xưởng may

Các lưu ý cần thiết cho việc sử dụng và lắp đặt nồi hơi điện cho xưởng may. Các vấn đề cần thiết để đạt hiểu quả cao cho việc sử dụng nồi hơi điện cho việc là ủi quần áo.

 

 

Chúng tôi đã nhận được nhiều cuộc gọi của các khách hàng sử dụng nồi hơi điện cho xưởng may. Họ phàn nàn bàn ủi ra rất nhiều nước, trước khi sử dụng phải xả nước ở bàn ủi. Điều này làm công nhân của họ cảm thấy phiền toái. Ngoài ra nước bắn tứ tung còn gây ướt át khu vực làm việc và sản phẩm.

Có một sự thật rằng rất nhiều đơn vị bán nồi hơi điện không hề tư vấn cho người dùng cách đi đường ống hiệu quả. Thậm chí còn không biết chỗ nào bán bàn ủi hơi để giới thiệu cho bạn. Chúng tôi không phải đơn vị bán nồi hơi điện nên chúng tôi không dìm hàng họ. Thực tế bạn phải làm hết tất cả mọi việc, bạn cảm thấy rất lo lắng và bối rối. Chúng tôi hy vọng bạn nên đọc được bài viết này của chúng tôi trước khi bạn lắp đặt nồi hơi điện. 

 

Qua kiểm tra thực tế, kỹ sư Phạm Cương của V2P nhận thấy rằng đa phần hệ thống đường ống đi sai cách. Điều đó dẫn đến việc hơi nước mang theo quá nhiều nước ngưng gây nên tình trạng như trên. Qua đây, chúng tôi xin được tổng hợp lại các lưu ý khi lắp đặt sử dụng nồi hơi điện.

 

Lưu ý khi lắp đặt sử dụng nồi hơi điện cho xưởng may

– Lựa chọn công suất nồi hơi điện cho phù hợp. Khi bạn băn khoăn hãy nhờ các đơn vị bán nồi hơi điện tư vấn công suất cho phù hợp với số lượng bàn ủi mà bạn cần dùng. 

– Sử dụng bông thủy tinh hoặc bảo ôn chịu nhiệt để bọc đường ống. Một số xưởng bọc bảo ôn chịu nhiệt lạnh cho điều hòa, điều này gây mất nhiệt rất nhiều.

– Bắt buộc phải lắp van xả nước cho đường ống hơi. Van xả nước nên lắp ở các vị trí đường ống thấp nhất để xả nước ngưng sau khi nghỉ trưa hoặc trước khi bắt đầu làm việc của ngày mới.  Nhiều xưởng không lắp nên nước ngưng đọng ở đường ống, khi dùng bàn là ủi nước mới ra nhiều.

– Bắt buộc phải lắp bẫy hơi trên đường ống. Tùy vào vị trí của đường ống mà ta phải lắp bẫy hơi, nhưng vị trí cuối cùng đường ống là bắt buộc phải lắp. Tác dụng của bẫy hơi là lấy nước ngưng ra khỏi đường hơi và giữ lại hơi nước. Vì vậy nó sẽ lấy nước ra nhanh chóng giúp hơi khô hơn.

– Các vị trí đặt đầu ra của bàn ủi phải cao hơn đường ống, không làm thấp để tránh nước ngưng chảy vào. 

– Nếu áp suất nồi hơi cao bạn cần dùng thêm van điều áp hơi nóng trên đường ống chính và đường ống nhánh. Như vậy áp suất hơi sử dụng sẽ được điều chỉnh về phù hợp.

nồi hơi điện cho xưởng may mặc

 

Kết luận

Không bàn về việc chất lượng và giá cả của nồi hơi điện. Chúng tôi chỉ muốn giới thiệu đến quý bạn đọc những lưu ý cần thiết khi lắp đặt nồi hơi điện cho xưởng may. Với các xưởng may quy mô nhỏ việc sử dụng nồi hơi điện là hợp lý và tiết kiệm. Nhưng cần lưu ý các vấn đề như trên để việc sử dụng đạt hiệu quả cao. Từ đó mới sản xuất ra những sản phẩm tốt và tối ưu hóa được lợi nhuận.

 

Loại van dao đặc biệt cho bùn và chất rắn như bột giấy trong các nhà máy. Nó rất linh hoạt và ít hư hỏng đảm bảo thời gian hoạt động lâu dài và ít phải bảo dưỡng.

 

 

Các chất rắn hoặc chất lỏng dạng bùn là nỗi ám ảnh cho các hệ thống đường ống vận chuyển. Nó gây ra vấn đề tắc nghẽn hoặc kẹt trong đường ống. Các loại van đóng mở thông thường nhanh chóng hư hỏng khi gặp môi chất rắn. Vậy làm sao để khắc phục?

 

Van cửa dạng dao cho bùn và chất rắn

V2P cung cấp loại van dao đặc biệt cho ứng dụng vận chuyển bùn hoặc chất rắn dạng bùn cũng như các chất dạng bột hay hạt. Chúng có cấu tạo dạng dao nên có thể nhanh chóng cắt qua được môi chất dễ dàng. Việc đóng mở cũng nhanh chóng hơn các loại van thông thường.

Về chi phí thì van dao rẻ hơn các loại van khác. Điều đó tiết kiệm chi phí cho vòng đời van so với các loại van khác. Nó làm gia tăng lợi nhuận cho khách hàng.

 

Ưu điểm:

Nó có ưu điểm linh hoạt, đóng mở nhanh, giá cả rẻ và đặc biệt có các size kích thước rất lớn. Trong quá trình sử dụng việc bảo dưỡng cũng rất dễ dàng vì cấu tạo đơn giản.

van dao cho bùn và chất rắn dạng bùn, hạt, bột giấy

 

 

 

Bạn cũng có thể tham khảo van pinch cho các ứng dụng với sỏi đá, cát, xi măng hoặc các loại hạt kích cỡ lớn.

 

van pinch cho bùn và chất rắn dạng bùn, hạt, bột giấy

 

Tại V2P, các kỹ sư của chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách các loại van phù hợp. Để đảm bảo rằng các loại van này là tốt nhất cho môi chất của bạn. Nó giúp bạn tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận. Chúng tôi có kinh nghiệm liên quan đến các ứng dụng đặc biệt cho các ngành: xi măng, dầu khí, hóa chất… 

 

Liên hệ: Mr Phú 0979 35 00 25

Như đã giới thiệu với bạn đọc ở các bài trước về van bivan nút. Nếu bạn chưa rõ về 2 loại van này hãy xem các bài viết trước đây của chúng tôi nhé. Hôm nay chúng tôi so sánh về sự khác biệt giữ van bi (ball valve) và van nút (plug valve). 

 

 

Điểm giống nhau của van bi và van nút

– Chúng có cơ cấu đóng mở tương đối giống nhau, đều sử dụng cơ cấu đóng mở gạt tay, điều khiện điện hoặc khí nén.

– Cả 2 đều là loại van có thể thay thế tương đương cho nhau

sự khác biệt giữa van bi và van nút

 

 

Sự khác biệt giữa van bi (ball valve) và van nút (plug valve)

– Van nút chịu được nhiệt độ cao hơn van bi, được sử dụng phổ biến cho hóa chất, lọc hóa dầu. Van nút chịu mô men xoắn lớn hơn do bề mặt nút lớn hơn. Điều này là van nút mài món nhanh hơn van bi và khả năng đóng mở khó khăn hơn.

– Van bi chịu nhiệt độ thấp hơn van nút, sử dụng được cho tất cả môi chất và lĩnh vực. Nó chịu mô men xoắn thấp hơn do bề mặt chịu ma sát ít hơn. Do vậy mà nó đóng mở nhanh hơn van nút, kể cả khi chịu áp suất cao.

– Tuổi thọ: Van nút có tuổi thọ van cao hơn van bi ở một số ứng dụng chuyên biệt. Nó ít bị hư hỏng hơn do cấu tạo van không rò rỉ và ít có khoảng trống cho môi chất nằm giữa thân van và nút van. Nhưng trong tất cả các ứng dụng phổ thông thì van bi có tuổi thọ cao hơn. Tại vì van bi có diện tích bề mặt tiếp ma sát ít hơn van nút nên khả năng hư hỏng ở ứng dụng phổ thông là thấp hơn.

– Giá của van bi rẻ hơn van nút.

 

cấu tạo van plug và van bi

 

Tham khảo video của AZ valve để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại van trên.

Ứng dụng:

Cả hai loại van đều được sử dụng cho rất nhiều ứng dụng khác nhau. Van nút (plug valve): Được sử dụng cho các ứng dụng chuyên biệt như cho dầu khí, bùn, chất thải lỏng, gas. Chúng có cấu trúc chống rò gỉ và là lựa chọn đáng tin cậy cho các ứng dụng đặc biệt.

 

Van bi  có tính linh hoạt cao khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến cho tất cả các ứng dụng:  khí nén, hơi nước, hóa chất, gas, xăng dầu…

 

Kết luận:

Tùy vào một số lĩnh vực mà ta chọn van bi hay van nút. Van nút có thiết kế thân van không bị rò rỉ, khả năng bôi trơn van. Nó là lựa chọn tốt nhất cho ngành hóa chất, xăng dầu và nhựa đường.

 

error: Content is protected !!